Page 46 - Dược lý - Dược
P. 46
3.3. Cơ chế tác dụng của thuốc
3.3.1. Tương tác thuốc với thụ thể
Sự gắn của một chất gắn hay còn gọi là phân tử “thông tin” hoặc phối tử (ligand), ví
dụ như một thuốc, với một thụ thể sẽ gây ra một thay đổi hình thể (dị lập thể) trong cấu trúc
ba chiều của các thụ thể, tạo ra một phức hợp chất gắn- thụ thể hoạt hóa để kích hoạt một
hệ thống truyền tín hiệu.
Nếu chất gắn là những chất nội sinh (acetylcholin, các catecholamin, hormon ...) thụ
thể có thể được coi là thụ thể sinh lý và kết quả của sự tương tác đó là quá trình điều hoà
chức năng sinh lý của cơ thể. Ví dụ vai trò của thụ thể sinh lý trong co cơ được giải thích
tóm tắt như sau: thụ thể nicotinic (N receptor) nằm trên bản vận động cơ xương có vai trò
+
điều khiển sự di chuyển của các ion Na vào trong tế bào qua hệ thống “kênh” ở màng sau
synap thông qua chất trung gian hoá học là acetylcholin.
Các phức hợp thuốc - thụ thể được lặp đi lặp lại và được tạo ra ngẫu nhiên bởi va
chạm giữa các phân tử thuốc với thụ thể trống (thụ thể chưa gắn). Các phức hợp thuốc - thụ
thể mới hình thành cũng tách thành các thành phần của chúng do đó, tồn tại một trạng thái
cân bằng động giữa hai trạng thái. Đây gọi là tính thuận nghịch của thụ thể.
Các giai đoạn xảy ra trong quá trình tương tác giữa chất gắn và thụ thể có sự khác
nhau giữa các chất gắn và thụ thể khác nhau. Số lượng các thụ thể thuốc trên một tế bào
không nhất thiết phải hằng định nhưng có thể thay đổi theo kích thích kéo dài hoặc giảm đi
nhờ cơ chế điều khiển thụ thể xuôi hoặc ngược, điều này thường được thấy trong quá trình
điều trị bằng thuốc dài ngày. Mặt khác khi tương tác với thụ thể, có những thuốc gây đáp
ứng tương tự như chất nội sinh nhưng cũng có thuốc ngăn cản tác dụng của chất nội sinh.
Chất gắn của các thụ thể có thể được biệt hóa theo khả năng để kích hoạt việc truyền tín
hiệu. Đó là những chất chủ vận và chất đối kháng.
3.3.2. Tương tác thuốc với các enzym
Hoạt tính của enzyme có thể được điều chỉnh bằng cách ngăn chặn các phản ứng
enzym bình thường hoặc thông qua liên kết trực tiếp với enzyme hay thông qua ức chế cạnh
tranh bằng cách thể hiện như một cơ chất giả, từ đó ức chế quá trình phản ứng với enzyme
của cơ chất tự nhiên. Ví dụ, atorvastatin ức chế enzyme HMG-CoA (3-hydroxy-3-
methylglutaryl-coenzym A) reductase trong quá trình tổng hợp cholesterol nội sinh. Các
39