Page 42 - Dược lý - Dược
P. 42

• Tính chọn lọc lập thể: Thụ thể sẽ nhận diện duy nhất một trong các đồng phân

                  quang học xảy ra tự nhiên của thuốc.

                         • Tính chủ vận đặc hiệu: Các thuốc giống về cấu trúc sẽ gắn tốt, trong khi các hợp

                  chất có cấu trúc không giống nên gắn kém.
                         • Tính đặc hiệu với mô: Sự gắn xảy ra trong các mô có sự nhạy cảm với các phối tử

                  nội sinh. Sự gắn sẽ xảy ra ở nồng độ thích hợp về sinh lý.

                         • Có khả năng truyền tính trạng (tải nạp): Sự gắn của chất chủ vận phải được dịch

                  mã ra một số loại đáp ứng chức năng (sinh học hoặc sinh lý).

                  3.2.5. Chất chủ vận (agonist)
                         Những thuốc có khả năng gắn với thụ thể (có ái lực với thụ thể) và gây ra đáp ứng

                  tương tự chất nội sinh (có hoạt tính nội tại) được gọi là chất chủ vận của thụ thể.  Phức hợp

                  chất chủ vận-thụ thể dao động giữa các hình thể không hoạt động và hoạt động. Hình thể

                  hoạt động gây ra truyền tín hiệu và tiếp theo là đáp ứng của tế bào.

                         Thuốc có thể tác động như một chất chủ vận (agonist) hoặc như một chất đối kháng
                  (antagonist) trên một hệ thống thụ thể. Chất chủ vận tại một hệ thống thụ thể kích hoạt tác

                  dụng, chất chủ vận đó cũng có thể được sản xuất bởi các chất nội sinh có bản chất tự nhiên

                  của thụ thể. Chất đối kháng ngăn chặn tác dụng của các chất chủ vận nội sinh tự nhiên trên

                  hệ  thống  thụ  thể.  Ví  dụ  như  loperamid  là  một  chất  chủ  vận  với  thụ  thể  μ-opioid,  và

                  propranolol là một chất đối kháng với các thụ thể β-adrenergic.
                         Thuốc có thể là chất chủ vận toàn phần (chủ vận hoàn toàn) khi hoạt tính nội tại tối

                  đa của nó EA/ Em= 1 hoặc chủ vận một phần khi EA/Em < 1 (EA: tác dụng của thuốc; Em:

                  tác dụng tối đa của thuốc). Chất chủ vận một phần vừa có tính chất chủ vận vừa có tính chất

                  đối kháng.

                  3.2.5.1. Chất chủ vận hoàn toàn (full agonist)
                         Chất chủ vận hoàn toàn gắn vào các thụ thể và cho đáp ứng phân tử ( thay đổi hình

                  thể và tiếp theo là đáp ứng của tế bào) gây đáp ứng mô tối đa.

                         Các đáp ứng mô không nhất thiết phải tỷ lệ thuận với các đáp ứng phân tử do các
                  tương tác giữa chủ vận và phối tử. Trong hầu hết các tế bào, đáp ứng tối đa của tế bào với

                  một chất chủ vận đã đạt được khi chỉ một phần nhỏ của các thụ thể bị chiếm chỗ. Do đó số

                  lượng các thụ thể trên tế bào cao hơn nhiều mức cần thiết để đạt được đáp ứng tối đa. Những

                                                                                                              35
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47