Page 44 - Dược lý - Dược
P. 44
• Các chất đối kháng không cạnh tranh gắn vào một vi trí gắn với ligand trên thụ thể
(vị trí dị lập thể). Việc gắn vào các vị trí dị lập thể này gây ra sự thay đổi hình thể của thụ
thể, dẫn đến làm giảm hoặc không gắn với chất chủ vận, và, do đó, không truyền tín hiệu.
3.2.6.1. Đối kháng cạnh tranh (competive antagonism)
Chất đối kháng cạnh tranh liên kết với các thụ thể mà không bắt đầu một đáp ứng
phân tử. Tác dụng của chúng có được bằng cách không cho các chất chủ vận nội sinh đi
đến với các thụ thể. Ví dụ các chất phong toả hoặc adrenoceptor là các chất đối kháng
cạnh tranh với các chất kích thích hoặc adrenoceptor; các chất kháng histamin H1 hoặc
H2 là những chất đối kháng cạnh tranh với các chất kích thích receptor H1 hoặc H2 ...
Trong đối kháng cạnh tranh có loại cạnh tranh cân bằng và cạnh tranh không cân
bằng. Mối quan hệ giữa nồng độ và đáp ứng trong cạnh tranh không cân bằng và cạnh tranh
cân bằng có sự khác nhau về chất. Trong cạnh tranh không cân bằng khi tăng nồng độ chất
đối kháng, tác dụng tối đa của chất chủ vận sẽ giảm đi và không thể đạt được giá trị tối đa
như khi không có chất đối kháng; mặt khác nếu tăng nồng độ chất đối kháng đến mức độ
nào đó có thể chất chủ vận không gây được đáp ứng. Trong khi đó trong cạnh tranh cân
bằng nếu tăng nồng độ đến mức độ cần thiết chất chủ vận vẫn có thể đạt được giá trị tác
dụng tối đa như khi không có chất đối kháng.
3.2.6.2. Đối kháng không cạnh tranh (noncompetitive antagonism)
Đối kháng không cạnh tranh là trường hợp chất đối kháng làm giảm tác dụng của
chất chủ vận khi nó tương tác ngoài vị trí gắn của chất chủ vận với thụ thể. Kết quả chất
chủ vận bị giảm tác dụng có thể là do chất đối kháng làm thay đổi hình dạng của thụ thể
hoặc ảnh hưởng đến một trong những khâu sau tương tác của chất chủ vận với thụ thể. Ở
nồng độ cao chất đối kháng không cạnh tranh có thể làm mất tác dụng của chất chủ vận
ngay cả khi chất chủ vận đã “chiếm giữ” thụ thể. Ngược lại ở nồng độ cao chất chủ vận
không loại trừ được tác dụng của chất đối kháng không cạnh tranh. Ví dụ papaverin làm
giảm co thắt cơ trơn là chất đối kháng không cạnh tranh với acetylcholin.
3.2.6.3. Đối kháng chức năng (funtional antagonism)
Đối kháng chức năng là trường hợp hai chất chủ vận khác nhau tương tác trên hai
loại thụ thể khác nhau và gây nên tác dụng đối lập nhau. Trong đối kháng chức năng, ảnh
hưởng của hai loại thuốc là đối nghịch trên cấp độ hệ thống cơ quan hoặc toàn bộ cơ thể
37