Page 41 - Dược lý - Dược
P. 41
Acetylcholin gắn vào receptor M theo đường nối sau:
Hai nguyên tử O của chức ester tạo liên kết hydro với receptor.
Nhóm -CH2- CH2- gắn với receptor bằng liên kết phân tử (lực Van - der- Waals).
Hai gốc -CH3 của amin bậc 4 gắn vào các khoang của vị trí anion cũng bằng lực
Van- der- Waals.
3.2.3.2. Quá trình hoạt hóa
Quá trình hoạt hóa là việc chuyển tác dụng tương hỗ giữa chất gắn và thụ thể thành
một tín hiệu để gây ra được đáp ứng tế bào. Các thụ thể nằm ở nhân tế bào được hoạt hóa
bởi các chất gắn gắn trên các vị trí đặc hiệu của ADN nằm trong các vùng điều hòa gen,
gây ra sự sao chép các gen đặc hiệu (thụ thể của hormon steroid, vitamin D3...). Khi các
chất gắn tác động lên thụ thể sẽ làm sản xuất ra các phân tử trung gian còn được gọi là "chất
truyền tin thứ 2" như AMPv, GMPv, IP3, Ca , diacetyl glycerol... Những chất này sẽ gây
2+
ra một loạt phản ứng trong tế bào, dẫn tới sự thay đổi chuyển hóa trong tế bào, cùng với
hoặc không có sự thay đổi về biểu hiện gen (thụ thể của adrenalin, của benzodiazepin...).
Như vậy, khi thuốc gắn vào thụ thể của tế bào thì gây ra được tác dụng sinh
học. Nhưng có khi thuốc gắn vào tế bào mà không gây ra tác dụng gì, nơi gắn thuốc được
gọi là nơi tiếp nhận (acceptor) hoặc thụ thể câm (silent) như thuốc mê gắn vào tế bào mỡ,
digitalis gắn vào gan, phổi, thận...
Đối với tác dụng của thuốc thông qua việc gắn với thụ thể, việc gắn của một thuốc
vào một vùng cụ thể trong cấu trúc ba chiều của các thụ thể là một điều kiện tiên quyết để
cho ra một đáp ứng sinh học.
3.2.4. Nhận biết thụ thể
Các protein đóng vai trò thụ thể phải tồn tại trong trạng thái hình thể cho phép nhận
dạng và gắn vào một hợp chất. Nó phải đáp ứng các tiêu chí sau:
• Tính bão hòa: Thụ thể tồn tại với số lượng hữu hạn.
• Tính thuận nghịch: Sự gắn không cộng hóa trị buộc phải xảy ra vì lực liên kết giữa
các phân tử yếu (liên kết hydro, lực van der Waals).
34