Page 45 - Dược lý - Dược
P. 45
nhưng thông qua trung gian các hệ thống thụ thể và đường dẫn tín hiệu khác nhau. Ví dụ
sự đối kháng giữa acetylcholin và adrenalin trên một số chức năng của cơ thể: acetylcholin
gây chậm nhịp tim, co đồng tử, adrenalin gây tăng nhịp tim, giãn đồng tử ...
3.2.6.4. Đối kháng hoá học (chemical antagonism)
Đối kháng hoá học là trường hợp tương tác hoá học trực tiếp xảy ra giữa chất đối
kháng và chất chủ vận dẫn đến làm mất tác dụng của chất chủ vận. Trên lâm sàng người ta
vận dụng đối kháng hoá học để giải độc trong một số trường hợp quá liều hoặc ngộ độc
thuốc. Ví dụ dùng protamin sulfat khi quá liều heparin, dùng các chất gây chelat trong
nhiễm độc kim loại nặng (dùng dimercaprol trong điều trị ngộ độc asen, thuỷ ngân …)
3.2.7. Chất chủ vận nghịch (Inverse agonists )
Chất chủ vận nghịch là một chất gắn với các thụ thể giống như một chất chủ vận
nhưng gây ra một đáp ứng ngược với chất chủ vận đó.
Chất chủ vận nghịch liên kết với các phân tử thụ thể là ở trong một trạng thái kích
hoạt khi không có mặt chất gắn (hoạt hóa cơ bản). Vì vậy, chất chủ vận nghịch làm giảm
mức độ hoạt hóa cơ bản của một thụ thể bằng cách ổn định dạngbất hoạt của nó.
Điều kiện tiên quyết cho một đáp ứng ngược là thụ thể phải có một hoạt tính ở mức
độ cơ bản (hoạt tính nội tại) trong sự vắng mặt của bất kỳ chất gắn. Một chất chủ vận làm
tăng hoạt tính của một thụ thể trên mức cơ bản của nó, trong khi một chủ vận nghịch làm
giảm hoạt tính xuống dưới mức cơ bản. Một chất đối kháng trung tính không có hoạt tính
khi không có mặt chất chủ vận hoặc chất chủ vận nghịch nhưng có thể ức chế các hoạt tính
của cả hai.
Hiệu quả của một chất chủ vận hoàn toàn theo định nghĩa là 100%, một chất đối
kháng trung tính có hiệu quả là 0 %, và một chất chủ vận nghịch có hiệu quả < 0% (tức là
âm tính).
Ví dụ một thụ thể có hoạt tính cơ bản và chất chủ vận nghịch đã được xác định là
các thụ thể GABA. Chất chủ vận gắn với thụ thể GABA (như các benzodiazepin là
alprazolam và diazepam) cho tác dụng an thần, trong khi chất chủ vận nghịch có tính gây
co giật hoặc thậm chí có tác dụng gây co giật.
38