Page 43 - Dược lý - Dược
P. 43
thụ thể này, còn được gọi là thụ thể dự trữ (thụ thể thừa), làm tăng sự nhạy cảm đối với
những thay đổi nhỏ về nồng độ chất chủ vận.
Ví dụ, các khớp thần kinh cơ xương có 30 triệu thụ thể nicotinic acetylcholin. Chỉ
cần kích hoạt 40000 thụ thể này là cho ra một điện thế hoạt động kéo theo sự co giật hoàn
toàn các sợi cơ.
3.2.5.2. Chất chủ vận một phần (partial agonist)
Các chất chủ vận một phần gắn vào các thụ thể và cho một đáp ứng phân tử, nhưng
ngay cả ở nồng độ cao cũng không đạt được đáp ứng tối đa trên tế bào. Do đó, đáp ứng tối
đa ở mô của một chất chủ vận một phần là ít hơn so với một chất chủ vận hoàn toàn. Vì các
chất chủ vận một phần có thể cạnh tranh với các chất chủ vận hoàn toàn trong việc gắn với
các thụ thể, chúng có thể hoạt động như chất đối kháng đối với chất chủ vận hoàn toàn.
Chất chủ vận một phần có được từ một sự hoạt hóa thụ thể không đầy đủ của một
thuốc. Đáp ứng tiếp theo của tế bào phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các thụ thừa:
• Nếu không có các thụ thể thừa, đáp ứng tối đa của tế bào với một chất chủ vận một
phần ít hơn so với một chủ vận hoàn toàn, và các chất chủ vận một phần không đạt được
đáp ứng tối đa trên tế bào như là với chất chủ vận hoàn toàn.
• Nếu có thụ thể thừa (như trong hầu hết các tế bào), các chất chủ vận một phần cần
phải tương tác với nhiều thụ thể của toàn bộ thụ thể dự trữ để đạt được các đáp ứng tối đa
trong tế bào, do đó, cần dùng một liều cao hơn để có được đáp ứng này. Nếu liều lượng đủ
cao, các chất chủ vận một phần có thể đạt được các đáp ứng tối đa trong tế bào như với chất
chủ vận hoàn toàn.
3.2.6. Chất đối kháng (antagonist)
Các chất đối kháng là những chất có khả năng gắn với thụ thể nhưng không có hoạt
tính nội tại và làm giảm hoặc ngăn cản tác dụng của chất chủ vận. Ví dụ propranolol là
thuốc chẹn giao cảm , đối kháng với catecholamin ở thụ thể - adrenergic.
Các chất đối kháng có thể được phân biệt về cấp độ. Đối kháng ở cấp độ phân tử có
nghĩa là tại mức độ tương tác ở cấp thụ thể phải được phân biệt với đối kháng chức năng.
Với các chất đối kháng ở cấp độ phân tử, hai cơ chế chính có thể được phân biệt:
• Chất đối kháng cạnh tranh gắn vào các vị trí thường có thụ thể chiếm giữ, do đó
làm giảm số lượng các thụ thể có sẵn cho việc gắn với chất chủ vận.
36