Page 40 - Dược lý - Dược
P. 40
Liên kết giữa thụ thể và chất gắn là một quá trình cân bằng. Chất gắn liên kết với
các thụ thể và phân tách chúng theo định luật tác dụng khối lượng. Được biểu diễn theo
phương trình sau:
[Thụ thể] . [Chất gắn] ⇔ [Phức hợp Thụ thể - Chất gắn] (167)
Kd: hằng số phân ly
Một thước đo sự phù hợp của một phân tử chất gắn với một thụ thể như thế nào là
ái lực gắn, giá trị này tỷ lệ nghịch với hằng số phân ly Kd. Một đáp ứng tốt sẽ có ái lực gắn
cao và Kd thấp. Các đáp ứng sinh học cuối cùng (ví dụ co cơ), chỉ đạt được sau khi một số
lượng đáng kể của các thụ thể được kích hoạt.
Sự gắn đặc hiệu các phân tử chất gắn vào thụ thể xảy ra theo các liên kết hóa học
bao gồm:
- Liên kết ion: các chất hóa học mang điện tích (như nhóm amoni bậc 4 của
acetylcholin có điện tích dương) sẽ gắn vào vùng mang điện tích trái dấu của receptor theo
liên kết này, với lực liên kết khoảng 5- 10 kcal/ mol.
- Liên kết hydro: do sự phân bố không đồng đều electron trong phân tử nên có mối
liên kết giữa nguyên tử hydro với các nguyên tử có điện tích âm cao như oxy, nitơ và fluor.
Lực liên kết khoảng 2- 5 kcal/ mol.
- Liên kết Van- der- Waals: là lực liên kết của mối tương hỗ giữa các electron với
các nhân của các phân tử sát bên. Lực liên kết phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân
tử, lực này tương đối yếu, khoảng 0,5 kcal/ mol. Các thuốc có vòng benzen, có mật
độ electron phân bố đồng đều thường có mối liên kết này.
Các lực liên kết trên đều là thuận nghịch.
- Liên kết cộng hóa trị: là lực liên kết giữa các nguyên tử bằng những cặp điện tử
chung. Vì là lực liên kết lớn 50- 150 kcal/ mol nên là liên kết này không thuận nghịch ở
nhiệt độ cơ thể và không có chất xúc tác. Loại liên kết này ít gặp. Thí dụ liên kết giữa chất
alkyl hóa với tế bào ung thư, các thuốc ức chế enzym mono- amin oxydase (MAOI), thuốc
trừ sâu hữu cơ với cholinesterase.
Một phân tử thuốc có thể gắn vào receptor theo nhiều kiểu liên kết. Thí dụ:
acetylcholin gắn vào receptor M- cholinergic:
33