Page 39 - Dược lý - Dược
P. 39

Một số chất gắn (thuốc) ức chế chức năng của các enzym đặc hiệu bằng việc ức chế

                  cạnh tranh hoặc không cạnh tranh. Thuốc có thể gắn vào cùng một vị trí hoạt hóa hoặc xúc

                  tác như là cơ chất nội sinh thì gọi là chất ức chế cạnh tranh. Khi thuốc gắn vào một vị trí

                  khác trên enzym và làm thay đổi hình dạng của phân tử enzym từ đó làm giảm hoạt tính
                  xúc tác của enzym đó thì được gọi là chất ức chế không cạnh tranh.

                         Các thụ thể này bao gồm một đơn vị protein gắn với phân tử thông tin ở ngoại bào

                  được liên kết bởi một vùng xuyên màng với một đơn vị protein xúc tác trong tế bào,đơn vị

                  protein này có hoạt tính tyrosine kinase hoặc guanylyl kinase khi vị trí gắn được hoạt hóa.

                  Ví dụ như các thụ thể của yếu tố tăng trưởng biểu bì.
                  3.2.2.3. Thụ thể tác động trên các kênh

                         Thuốc cũng có thể gắn với protein vận chuyển qua màng, bao gồm các kênh ion

                  cổng điện và kênh ion cổng ligand.Tại các kênh ion cổng ligand, thuốc có thể gắn tại cùng
                  vị trí như chất gắn nội sinh và cạnh tranh trực tiếp tại vị trí thụ thể. Thuốc cũng có thể gắn

                  tại vị trí khác làm thay đổi đáp ứng của chất gắn nội sinh gắn vào kênh ion cổng ligand từ

                  đó làm tăng hoặc giảm dòng ion.

                         Một số thuốc gắn trực tiếp và làm bất hoạt kênh ion cổng điện; đó là các protein

                  kênh ion không có một ligand nội sinh nào (như kênh ion cổng ligand) nhưng việc mở hoặc
                  đóng lại nhờ điện thế màng. Các protein vận chuyển dẫn truyền thần kinh có cấu trúc lớn,

                  các vùng gắn với ptotein xuyên màng truyền các phân tử dẫn truyền thần kinh ra khỏi synap

                  và quay trở lại neuron. Một nhóm lớn các thuốc, còn được gọi là các chất ức chế tái hấp

                  thu, tác dụng trên các protein vận chuyển này.

                         Thụ thể gắn với một đơn vị protein (domain) ở ngoại bào được ghép đôi với nhiều
                  đơn vị protein xuyên màng hình thành một kênh ion. Một ví dụ như các thụ thể nicotinic

                  của acetylcholin.

                  3.2.2.4. Các thụ thể liên kết DNA
                         Các thụ thể liên kết DNA là các thụ thể trong tế bào, trái ngược với ba loại thụ thể

                  được nêu trên là các thụ thể xuyên màng. Đơn vị protein gắn với ligand được kết nối với

                  một vùng gắn DNA. Ví dụ như các thụ thể androgen.

                  3.2.3. Liên kết thụ thể - chất gắn (Receptor – Ligand) và quá trình hoạt hóa

                  3.2.3.1. Liên kết thụ thể - chất gắn (Receptor – Ligand)

                                                                                                              32
   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44