Page 37 - Dược lý - Dược
P. 37
Ln2
t 1/2 = = 0,693.Vd (15)
Kel Cl
Vì vậy việc hiệu chỉnh liều dùng cho những đối tượng này là một yêu cầu bắt buộc.
3. DƯỢC LỰC HỌC CỦA THUỐC
3.1. Tác dụng của thuốc
3.1.1. Khái niệm về tác dụng của thuốc
Dược lực học nghiên cứu cơ chế tác dụng của thuốc, đề cập đến mối quan hệ giữa
nồng độ thuốc tại vị trí tác dụng và hiệu quả điều trị bao gồm cả thời gian điều trị, cường
độ tác dụng và tác dụng không mong muốn của thuốc. Bắt đầu từ việc gắn thuốc với đích
tác dụng của nó là thụ thể hoặc enzym, sau đó qua một con đường truyền tín hiệu để thụ
thể hoạt hóa các phân tử truyền tin thứ hai, và cuối cùng là mô tả các quá trình thay đổi diễn
ra trong tế bào dưới tác động của thuốc.
Tác dụng của một thuốc được xác định bởi việc gắn của phân tử thuốc đó với một
thụ thể (receptor) tại vị trí tác dụng từ đó làm thay đổi những tính chất sinh lý, hóa sinh của
các thành phần tế bào, tạo nên những đáp ứng của các tổ chức. Các đáp ứng của cơ thể với
thuốc có thể là sự tăng cường hoặc ức chế một chức năng nào đó chứ không tạo ra một chức
năng mới. Thụ thể có thể có mặt trên tế bào thần kinh trong hệ thần kinh trung ương (thụ
thể thuốc phiện) làm ức chế cảm giác đau, trên cơ tim làm ảnh hưởng đến cường độ của các
cơn co thắt, hoặc thậm chí trong vi khuẩn để phá vỡ sự bảo toàn của thành tế bào vi khuẩn.
Đối với hầu hết các thuốc, nồng độ thuốc tại vị trí tác dụng với thụ thể quyết định
cường độ tác dụng của thuốc. Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tác
dụng của thuốc. Mật độ của các thụ thể trên bề mặt tế bào, cơ chế một tín hiệu được truyền
vào tế bào bằng các chất truyền tin thứ cấp (các chất trong tế bào), hoặc các yếu tố kiểm
soát điều chỉnh việc dịch mã gen và sản xuất protein có thể ảnh hưởng đến tác dụng của
thuốc.
3.1.2. Các cấp độ tác dụng của thuốc
Tác dụng của thuốc trên cơ thể có thể được mô tả với bốn cấp độ khác nhau:
• Cấp độ toàn thân: Một tác dụng xảy ra trên toàn bộ hệ thống cơ thể, chẳng hạn như
tim mạch hoặc hệ thống hô hấp.
30