Page 33 - Dược lý - Dược
P. 33

2.4.1.2. Tái hấp thu ở ống thận

                         Từ cầu thận nước tiểu chuyển vào ống thận với tốc độ tăng dần. Nồng độ thuốc ở
                  đây cũng được tăng lên do sự tái hấp thu nước. Hầu hết các thuốc được tái hấp thu theo cơ

                  chế khuếch tán thụ động. Quá trình này phụ thuộc vào độ tan của thuốc, pKa của thuốc và

                  pH của nước tiểu. Những chất tan trong lipid dễ được tái hấp thu qua ống thận, ngược lại

                  những chất ưa nước (hydrophilic) ít được tái hấp thu, dễ dàng bài tiết theo nước tiểu.

                  2.4.1.3. Bài tiết qua ống thận
                         Bài tiết thuốc qua các tế bào biểu mô ở ống thận được thực hiện theo cơ chế vận

                  chuyển tích cực. Các chất mang (carrier) nằm ở màng các tế bào biểu mô của ống lượn gần

                  và được chia thành hai loại: một loại có khả năng vận chuyển các chất có bản chất là acid
                  yếu và một loại có khả năng vận chuyển các chất có bản chất là base yếu. Khi thuốc được

                  bài tiết qua ống thận, cân bằng giữa thuốc ở dạng tự do và dạng liên kết với protein bị phá

                  vỡ để thiết lập cân bằng mới và thuốc ở dạng tự do lại tiếp tục được bài tiết qua tế bào ống

                  thận. Như vậy, phần thuốc liên kết với protein gián tiếp được bài tiết qua tế bào ống thận.

                  Trong khi đó ở quá trình lọc của cầu thận việc phá vỡ dạng liên kết thuốc với protein không
                  đáng kể vì nồng độ thuốc ở dạng tự do không thay đổi.

                  2.4.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thải trừ thuốc qua thận

                         Có nhiều yếu tố ảnh đến thải trừ thuốc qua thận như cấu trúc hoá học và tính chất lý
                  hoá của thuốc (kích thước phân tử, mức độ phân ly…), mức độ liên kết thuốc với protein

                  huyết tương, pH nước tiểu, trạng thái chức năng của thận… Trong số các yếu tố nêu ở trên,

                  pH nước tiểu có vai trò rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tái hấp thu thuốc ở ống thận.

                  Trong ống thận, mức độ ion hoá () của thuốc bị ảnh hưởng bởi pH nước tiểu theo phương

                  trình sau:

                  Đối với thuốc là acid yếu:
                                                             1
                                                                             (74)
                                                       1  10 pKa pH

                  Đối với một thuốc là base yếu:

                                                              1
                                                                           ( 8)
                                                        1  10 pH pKa

                         Độ phân ly càng lớn thuốc càng ít được tái hấp thu qua tế bào ống thận. Do đó đối

                  với thuốc là base yếu (pKa = 6- 12) được thải trừ tốt hơn khi pH nước tiểu acid. Ngược lại
                                                                                                              26
   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38