Page 29 - Dược lý - Dược
P. 29

+ Về phía thuốc: trọng lượng phân tử, tỉ lệ tan trong nước và trong lipid, tính acid

                  hay base, độ ion hoá, ái lực của thuốc với receptor.Khả năng gắn kết của thuốc với protein

                  ở mô phụ thuộc vào ái lực đặc biệt của thuốc đối với một số mô ví dụ như: các aminosid

                  tập trung ở mô thận và tai trong, tetracyclin tập trung ở xương răng, asen, chì và những kim
                  loại nặng khác có khả năng tích lũy ở lớp sừng, lông, tóc...

                  2.2.6. Thông số dược động học của phân bố thuốc - Thể tích phân bố

                         Thể tích phân bố là thể tích giả định của các dịch cơ thể mà thuốc có trong cơ thể

                  phân bố với nồng độ bằng nồng độ thuốc trong huyết tương. Giá trị này không phải là thể

                  tích thật về mặt giải phẫu - sinh lý, nó có thể lớn hơn nhiều so với tổng thể tích của các dịch
                  cơ thể. Trong mô hình dược động học một ngăn Vd được tính theo biểu thức sau:

                                                                D
                                                         Vd  
                                                               C p      (4)


                  Vd (Volume of distribution): Thể tích phân bố

                  D: liều dùng coi như được hấp thu hoàn toàn (tiêm tĩnh mạch).
                  CP: nồng độ thuốc trong huyết tương.
                  Liều dùng (D) nếu được hấp thu hoàn toàn chính là lượng thuốc có trong cơ thể nên từ Vd

                  có thể tính được lượng thuốc có trong cơ thể (suy ra từ biểu thức 4):
                                                        D = Vd. CP     (5)

                         Thể tích phân bố phụ thuộc vào nhiều yếu tố: pKa của thuốc, mức độ liên kết thuốc

                  với protein, hệ số phân bố lipid/ nước của thuốc; ngoài  ra còn phụ thuộc vào trạng thái

                  bệnh lý, lứa tuổi v.v.. Thể tích phân bố lớn có nghĩa là thuốc đó có hả năng phân bố cao

                  trong các tổ chức, hoặc tập trung ở các tổ chức đặc biệt.

                  2.3. Quá trình chuyển hoá thuốc
                         Các loại thuốc khi vào cơ thể phần lớn sẽ chuyển hóa, còn một số thuốc không bị

                  biến đổi thì đào thải ra ngoài nguyên vẹn ở dạng ban đầu. Các thuốc sau khi bị chuyển hóa

                  thường có tính phân cực cao, dễ tan trong nước, dễ đào thải và ít độc hơn chất ban đầu,

                  nhưng cũng có một số thuốc phải qua chuyển hóa mới phát huy tác dụng hoặc tạo thành

                  chất độc với cơ thể.
                  2.3.1. Phân loại các phản ứng chuyển hóa

                  2.3.1.1. Các phản ứng giai đoạn 1


                                                                                                              22
   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34