Page 31 - Dược lý - Dược
P. 31

phẩm bài tiết vào nước tiểu. Một ví dụ về một chất liên hợp có hoạt là chất chuyển hóa 6

                  glucuronid của morphin, đây là một thuốc giảm đau mạnh hơn hợp chất ban đầu của thuốc.

                  2.3.2. Vai trò của các enzym gan trong quá trình chuyển hoá thuốc

                         Các phản ứng chuyển hóa thuốc phần lớn diễn ra ở gan, tuy nhiên cũng xảy ra ở
                  những mô khác như thận, phổi, màng nhầy ruột (nhiều phản ứng được thực hiện bởi các vi

                  sinh vật thuộc hệ tạp khuẩn đường tiêu hoá), mô thần kinh và huyết tương.

                         Sau khi uống thuốc, một phần đáng kể của liều dùng có thể bị chuyển thành bất hoạt

                  trong biểu mô đường ruột hoặc gan trước khi thuốc đến hệ tuần hoàn. Điều này được gọi là

                  sự chuyển hóa vòng đầu làm hạn chế đáng kể sinh khả dụng đường uống của những thuốc
                  bị chuyển hóa mạnh.

                          Gan chứa hầu hết các enzym tham gia chuyển hoá thuốc đặc biệt là các enzym tham

                  gia quá trình oxy hoá - khử như  Cytochrom P450 monooxygenase. Các thuốc trong quá

                  trình chuyển hóa có thể tương tác với các enzym gan gây ảnh hưởng đến việc chuyển hóa

                  của các thuốc khác.
                  2.3.2.1. Cảm ứng enzym gan

                         Cảm ứng enzym là hiện tượng tăng cường mức độ enzym chuyển hoá thuốc dưới

                  ảnh hưởng của một chất nào đó. Chất gây tăng cường mức độ enzym được gọi là chất gây
                  cảm ứng enzym (enzym inducer) có nghĩa là làm tăng hoạt tính của các enzym này. Thí dụ

                  phenobarbital,  meprobamat,  clopromazin,  phenylbutazon…làm  tăng  hoạt  tính  các

                  enzymgankhi dùng với các thuốc bị chuyển hoá bởi các enzym này sẽ làm giảm tác dụng

                  của thuốc đó. Phenobarbital gây cảm ứng enzymgan làm mất tác dụng của viên thuốc tránh

                  thai dùng đường uống.
                  2.3.2.2. Ức chế enzym gan

                         Những chất ức chế enzym là những chất làm giảm hoạt tính của enzym chuyển hóa

                  thuốc. Ức chế enzym chủ yếu là do giảm quá trình tổng hợp enzym ở gan hoặc do tăng
                  phân huỷ enzym,  do tranh chấp vị trí liên kết của enzym làm mất hoạt tính của enzym.

                  Chất  gây  ức  chế  enzym  gannhư  cimetidin,  erythromycin,  chloramphenicol,  dicumarol,

                  izoniazid… lại có tác dụng ức chế chuyển hoá thuốc do đó làm tăng tác dụng của thuốc

                  phối hợp.




                                                                                                              24
   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36