Page 30 - Dược lý - Dược
P. 30

Là các phản ứng oxy hoá - khử  và phản ứng thuỷ phân giúp sự biến đổi một chất

                  trở nên phân cực (thân nước) hơn lúc đầu. Sau phản ứng này, thuốc  thường bị mất hoạt

                  tính.

                         - Phản ứng oxy hoá
                         Phản ứng oxy hoá là phản ứng quan trọng và phổ biến nhất không những đối với các

                  chất  ngoại  lai  mà  cả  đối  với  một  số  chất  sinh  lý  của  cơ  thể  như  estradiol,  testosteron,

                  progesteron, cortison v.v. Phần lớn các phản ứng oxy hoá xảy ra ở gan với sự xúc tác của

                  phức hợp enzym có trong lưới nội mô nhẵn của gan được gọi là hệ thống cytocrom P450

                  (CytP450). Phản ứng oxy hóa có thể được minh họa theo phương trìnhsau:
                                 
                                                                                                +
                   NADPH + H  + CytP450 + O2 –Thuốc                ThuốcOH +NADP  +  H2O (6)
                         - Phản ứng khử

                         Phản ứng khử xảy ra dưới ảnh hưởng của nhiều loại enzym và coenzym như NADH,
                  NADPH... Các enzym này xúc tác cho các quá trình khử hoá các chất có các nhóm aldehyd,

                  ceton thành alcol. Đặc biệt enzym nitroreductase có trong lưới nội mô gan xúc tác cho các

                  phản  ứng  khử  các  chất  có  nhóm  nitro  ở  nhân  thơm  thành  các  amin  tuơng  ứng.  Ví  dụ

                  chloramphenicol bị khử thành dẫn chất amin mất tác dụng; enzym azoreductase khử các

                  hợp chất nitơ thành các amin bậc 1. Ngoài các enzym trên còn có một số enzym khác cũng
                  tham gia xúc tác trong các phản ứng khử như nitro phenol reductase, alcol dehydrogenase…

                         - Phản ứng thuỷ phân

                         Phản ứng thuỷ phân xảy ra ở huyết tương, gan, ruột và một số tổ chức khác của cơ

                  thể đối với các chất có hoá chức este, amid và các glycosid trợ tim dưới ảnh hưởng của các

                  esterase hoặc amidase. Thông thường hoạt tính của amidase kém hơn esterase nên các thuốc

                  có hoá chức amid bị thuỷ phân chậm hơn và tác dụng kéo dài hơn. Ví dụ lidocain gây tê dài
                  hơn procain…

                  2.3.1.2. Các phản ứng giai đoạn 2

                         Các phản ứng liên hợp giai đoạn 2 dẫn đến sự hình thành của một liên kết cộng hóa
                  trị giữa một nhóm chức trên hợp chất ban đầu hoặc chất chuyển hóa giai đoạn 1 với acid

                  glucuronic có nguồn gốc nội sinh, các gốc sulfat, glutathion,  acid amin, hoặc acetat. Các

                  chất liên hợp phân cực cao nói chung là bất hoạt, tăng tính thân nước và dễ đào thải nhanh

                  vào nước tiểu hay được bài tiết qua mật vào phân. Sự liên hợp với acid glucoronic cho sản

                                                                                                              23
   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35