Page 26 - Dược lý - Dược
P. 26
2.2.1. Liên kết thuốc với protein huyết tương
Nhiều thuốc lưu hành trong máu ở dạng liên kết với protein huyết tương, chủ yếu là
albumin (ở dạng gắn phổ biến với alpha1-acid glycoprotein). Sự gắn không đặc hiệu với
protein huyết tương khác thường không đáng kể. Liên kết giữa protein với thuốc thường là
thuận nghịch. Ngoài việc gắn của thuốc với albumin, một số thuốc có thể gắnvới globulin(ví
dụ các hormon sinh dục như estrogen và testosteron hoặc hormone tuyến giáp như
thyroxin).
Tùy theo cấu trúc hoá học của thuốc, liên kết thuốc với protein có thể theo những cơ
chế khác nhau như liên kết ion, liên kết hydrogen, liên kết lưỡng cực ... Liên kết thuốc với
protein huyết tương thường có tính thuận nghịch, chỉ có rất ít trường hợp là không thuận
nghịch (các trường hợp liên kết đồng hoá trị đối với các dẫn chất alkyl kìm hãm tế bào).
Ở dạng liên kết thuốc không có tác dụng (vì phân tử lớn không đi qua được thành
mao mạch đến các tổ chức), chỉ ở dạng tự do mới có tác dụng. Giữa dạng tự do và dạng
liên kết luôn luôn có sự cân bằng động. Khi nồng độ thuốc ở dạng tự do trong huyết tương
giảm, thuốc từ dạng liên kết sẽ được giải phóng ra dưới dạng tự do. Vì thế có thể coi dạng
liên kết của thuốc với protein huyết tương là phần dự trữ của thuốc trong cơ thể.
Thuốc + Protein ↔ Protein — Thuốc
Trong máu, thuốc có thể gắn vào protein của huyết tương và tạo nên dạng phức hợp
protein-thuốc bên cạnh dạng thuốc tự do trong máu. Bảng 1 mô tả tỉ lệ gắn với protein của
các thuốc.
Bảng 1.Tỉ lệ gắn thuốc vào protein huyết tương
Tỉ lệ gắn với protein Các thuốc là acid yếu Các thuốc là base yếu
Gắn mạnh (>75%) Phenylbutazon, warfarin, Diazepam, digitoxin,
phenytoin, aspirin clopromazin,
erythomycin
Gắn trung bình (25-75%) Benzylpenicillin, tolbutamid, Cloroquin, morphin
Methotrexat
Không gắn (<25%) Ethosuximid Isoniazid, uabain
19