Page 27 - Dược lý - Dược
P. 27

2.2.2. Ý nghĩa của việc gắn thuốc với protein huyết tương:

                         Chỉ có phần hoạt chất tự do trong huyết tương là có thể phân tán vào các mô trong

                  cơ thể để gây ra tác dụng của thuốc.

                         Nồng độ thuốc tự do trong huyết tương và ngoài dịch khe luôn ở trạng thái cân bằng.
                         Việc gắn thuốc vào protein huyết tương làm thuốc dễ hấp thu, chậm thải trừ vì nồng

                  độ protein máu cao nên tại nơi hấp thu, thuốc sẽ được kéo nhanh vào mạch.

                         Nhiều thuốc có thể cùng gắn vào một vị trí của protein huyết tương, gây ra sự tranh

                  chấp, phụ thuộc vào ái lực của thuốc với protein. Thuốc bị đẩy ra khỏi protein sẽ tăng tác

                  dụng, có thể gây độc.
                         Thí dụ   người đang dùng tolbutamid để điều trị đái tháo đường, nay vì đau khớp

                  dùng thêm phenylbutazon, phenylbutazon sẽ đẩy tolbutamid ra ở dạng tự do gây hạ đường

                  huyết đột ngột. Có khi thuốc đẩy ra cả chất nội sinh, gây tình trạng nhiễm độc như salycilat

                  đẩy bilirubin, sulfamid hạ đường huyết đẩy insulin ra khỏi vị trí gắn với protein.

                         Trong điều trị, lúc đầu dùng liều tấn công để bão hoà các vị trí gắn, sau đó cho liều
                  duy trì để ổn định tác dụng.

                         Trong các trường hợp bệnh lý làm tăng – giảm lượng protein huyết tương (suy dinh

                  dưỡng, xơ gan, thận hư, người già…) cần hiệu chỉnh liều thuốc

                  2.2.3. Phân bố thuốc ở mô

                         Nhiều loại thuốc tích lũy trong các mô ở nồng độ cao hơn so với trong dịch ngoại
                  bào và máu. Ví dụ, trong sử dụng kéo dài thuốc quinacrin điều trị sốt rét, nồng độ của thuốc

                  trong gan có thể là vài ngàn lần cao hơn so với trong máu. Việc tích lũy thuốc như vậy có

                  thể là một kết quả của vận chuyển tích cực, hoặc phổ biến hơn là sự gắn thuốc.

                         Gắn thuốc ở mô thường xảy ra với các thành phần tế bào như protein, phospholipid,

                  hoặc protein nhân và sự gắn này nói chung là thuận nghịch. Một phần lớn của thuốc trong
                  cơ thể có thể gắn theo kiểu này và là nguồn dự trữ thuốc làm kéo dài tác dụng của thuốc

                  trong mô đó tương tự hoặc tại một vị trí xa nhờ tuần hoàn.

                         Gắn thuốc và tích lũy thuốc ở mô cũng có thể gây độc tính tại chỗ, như trong trường

                  hợp của sự tích lũy của các kháng sinh aminoglycosid (gentamicin) trong thận và hệ thống

                  tiền đình.



                                                                                                              20
   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32