Page 308 - Dược lý - Dược
P. 308
Người lớn: 10 - 15 mg/liều uống (dùng viên nén); uống 30 phút trước bữa ăn và
trước khi đi ngủ, 3 lần 1 ngày, hoặc 10 mg/liều tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trước bữa ăn.
- Phòng nôn do hóa trị liệu
Người lớn: 2 mg/kg truyền tĩnh mạch trong vòng ít nhất 15 phút, và có thể lặp lại
khi cần cách 2 hoặc 3 giờ 1 lần. Tổng liều dù truyền liên tục hay gián đoạn thông thường
không được vượt quá 10 mg/kg trong 24 giờ.
- Ðề phòng nôn sau phẫu thuật
Người lớn: Tiêm bắp 10 - 20 mg lúc gần kết thúc phẫu thuật.
2.2. Thuốc chống co thắt cơ trơn
2.2.1. Phân loại
Thuốc chống co thắt đường tiêu hoá có tác dụng làm giãn các cơ trơn, dùng để điều
trị các triệu chứng đau do co thắt đường tiêu hoá, đường mật và cả đường sinh dục, tiết
niệu. Các thuốc chống co thắt có 2 nhóm:
- Thuốc huỷ phó giao cảm: atropin, hyoscin butylbromid.
- Thuốc chống co thắt cơ trơn trực tiếp: papaverin, alverin citrat, mebeverin,
phloroglucinol có tác dụng làm giãn trực tiếp cơ trơn đường tiêu hoá, đường mật, đường
tiết niệu và sinh dục. Nhóm thuốc này ít gây các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng,
dễ dùng hơn các thuốc hủy phó giao cảm.
Do có tác dụng chống co thắt cơ trơn theo các cơ chế khác nhau, các thuốc này được
dùng điều trị triệu chứng các cơn đau do co thắt đường tiêu hóa, đường mật và cả
đường sinh dục, tiết niệu.
2.2.2. Hyoscin N - butylbromid
Viên bao 10 mg; Thuốc tiêm 20 mg/ml
2.2.2.1. Tác dụng
Hyoscin butylbromid mang amin bậc 4, không vào được thần kinh trung ương, chỉ
có tác dụng hủy phó giao cảm ngoại biên, nên không gây các tác dụng phụ trên thần kinh
trung ương như atropin. Vì vậy, dùng hyoscin butylbromid an toàn hơn atropin.
2.2.2.2. Chỉ định
Làm giảm triệu chứng đau do cơn co thắt đường tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày
– tá tràng, táo bón do co thắt, viêm đại tràng.
301