Page 311 - Dược lý - Dược
P. 311
3.3. Các thuốc nhuận tràng thường dùng
3.3.1. Magnesi sulfat
3.3.1.1. Tác dụng
Tác dụng của thuốc phụ thuộc liều dùng và cách dùng:
Uống: với liều thấp, thuốc có tác dụng nhuận tràng, thông mật nhưng với liều cao có
tác dụng tẩy. Thuốc có tác dụng làm giảm tái hấp thu nước ở ruột, tăng tiết dịch và kích
thích nhu động ruột làm phân lỏng, đại tiện dễ dàng. Thuốc khó hấp thu qua đường tiêu
hóa.
Dạng tiêm tĩnh mạch có tác dụng chống co giật trong sản khoa.
3.3.1.2. Chỉ định
Nhuận tràng, tẩy, thông mật.
3.3.1.3. Chống chỉ định
Không dùng cho người bị mất nước, kiệt sức, người đang có bệnh cấp tính ở dạ dày
- tá tràng hoặc ruột, phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh.
Thận trọng đối với bệnh nhân tắc đường mật, suy gan nặng.
3.3.1.4. Cách dùng, liều dùng
- Người lớn: + Thông mật: 2 - 5g/ngày, uống vào buổi sáng, lúc đói.
+ Nhuận tràng: 5 - 10g/ngày, uống trước bữa ăn sáng
+ Tẩy: 20 - 30g/1 lần trong 1 ngày, trước bữa ăn.
- Trẻ em: + Lợi mật: uống 0,5 - 1g/ngày uống vào buổi sáng, lúc đói.
+ Nhuận tràng: 2,5 - 5,0g/ngày, uống trước bữa ăn sáng
+ Tẩy: 10 - 20g/ngày, uống lúc đói.
Chú ý: * Sau khi tẩy xong, bệnh nhân có thể bị táo bón.
* Magnesi sulfat dùng dạng khan với liều bằng 1/2 loại kết tinh.
* Magnesi sulfat còn được sử dụng ở dạng tiêm với tác dụng chống co giật
trong động kinh liên tục, sản giật, phù phổi, phù não...
3.3.2. Sorbitol
3.3.2.1. Tác dụng
Sorbitol có tác dụng tăng làm tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch tuỵ, lợi mật.
3.3.2.2. Chỉ định
Sorbitol được dùng trong điều trị triệu chứng táo bón, khó tiêu.
304