Page 307 - Dược lý - Dược
P. 307
- Thuốc kháng serotonin (đặc hiệu với cơ chế gây nôn): ondansetron;
- Các thuốc ức chế phó giao cảm (kháng acetylcholin): atropin,
- Thuốc kháng histamin H1: diphenhydramin, hydroxyzin;
2.1.2. Metoclopramid
Viên nén 5 mg, 10 mg, siro 5 mg (base)/5 ml, ống tiêm 5 mg/ml.
2.1.2.1. Tác dụng
Metoclopramid có tác dụng kháng dopamin trực tiếp lên vùng hoạt hóa thụ thể (nhận
cảm hóa học) và trung tâm nôn và do tác dụng đối kháng lên thụ thể serotonin - 5HT3.
Thuốc có tác dụng chống nôn và kích thích nhu động của hang vị, tá tràng, hỗng tràng.
Metoclopramid giảm độ giãn phần trên dạ dày và tăng độ co bóp của hang vị từ đó làm dạ
dày rỗng nhanh và giảm trào ngược từ tá tràng và dạ dày lên thực quản.
2.1.2.2. Chỉ định
Điều trị một số dạng buồn nôn và nôn do đau nửa đầu, nôn do điều trị ung thư bằng
hóa trị liệu, tia xạ hoặc nôn sau phẫu thuật.
Trào ngược dạ dày - thực quản hoặc ứ đọng dạ dày hoặc phòng ngừa hội chứng hít
dịch vị vào khí quản.
Trong thủ thuật đặt ống thông vào ruột non và làm dạ dày rỗng nhanh trong chụp x
- quang.
2.1.2.3. Tác dụng không mong muốn
Gây ra phản ứng loạn trương lực cấp như co thắt cơ mặt, cơ xương và cơn xoay mắt
thường gặp ở người trẻ tuối và người cao tuổi; thường xảy ra một thời gian ngắn kể từ khi
bắt đầu điều trị và giảm đi trong vòng 24 giờ sau khi ngừng thuốc.
2.1.2.4. Chống chỉ định
Người bệnh động kinh vì có thể làm cơn động kinh nặng hơn và mau hơn.
Người bệnh xuất huyết dạ dày - ruột, tắc ruột cơ học, hoặc thủng ruột có thể bị nặng
thêm do kích thích nhu động dạ dày - ruột.
Người bị u tế bào ưa crom, vì có thể gây cơn tăng huyết áp,
2.1.2.5. Liều lượng và cách dùng
- Ðiều trị trào ngược dạ dày thực quản
Trẻ em: 0,1 mg/kg/liều uống (dùng siro), 1 ngày dùng 3 lần trước bữa ăn
300