Page 310 - Dược lý - Dược
P. 310
Mebeverin Viên nén 135mg. Viên tác Viên nén: 135mg x 3 lần/ngày. Uống trước
dụng kéo dài 200mg bữa ăn.
Viên tác dụng kéo dài: 1 viên x 2 lần/ngày.
Uống trước bữa ăn 20 phút.
Phloroglucinol Dung dịch tiêm bắp, tĩnh Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp; 40mg –
mạch: 40mg/4 ml. 120mg/ngày.
Viên bao, viên ngậm: 80mg. Uống hoặc ngậm: 480mg/ngày/chia 2 -3 lần
Viên đặt: 150mg hoặc đặt 150mg x 3 lần/ngày.
Drotaverin Viên nén 40mg - Dạng uống: Người lớn: 120 -240 mg/ngày,
Ống tiêm 40mg/2ml chia 2 lần. Trẻ trên 6 tuổi: 80mg - 200mg/
ngày, chia 2 lần. Từ 1-6 tuổi: 40mg –
80mg/ngày, chia 2 lần.
- Dạng tiêm: Người lớn: tiêm dưới da 40 -
120mg/ngày hoặc tiêm bắp 40 -80mg
/ngày. Cơn đau quặn cấp tính do sỏi: tiêm tĩnh
mạch chậm 40 -80mg.
3. THUỐC NHUẬN TRÀNG
3.1. Khái niệm
Thuốc nhuận tràng là những thuốc có tác dụng chủ yếu ở ruột già, làm cho phân
lỏng, giúp cho việc đại tiện dễ dàng, thường dùng để phòng và chữa táo bón.
3.2. Phân loại thuốc nhuận tràng
Dựa vào cơ chế tác dụng, thuốc nhuận tràng được chia làm 4 nhóm:
- Thuốc nhuận tràng cơ học: gồm các chất có tác dụng hút nước mạnh, làm trương
nở và tăng thể tích phân do đó kích thích đi tiêu (thạch, gôm...).
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: gồm các chất có tác dụng làm tăng áp suất thẩm
thấu trong lòng ruột nên giữ nước, làm mềm phân và tăng nhu động ruột (sorbitol, glycerin,
magnesi sulfat...).
- Thuốc nhuận tràng kích thích: gồm các thuốc có tác dụng kích thích nhu động ruột,
thay đổi tính thấm của tế bào niêm mạc ruột làm tăng bài tiết nước và chất điện giải vào
ruột (bisacodyl, senna...).
- Thuốc làm mềm, trơn trực tràng: gồm các thuốc có tác dụng làm trơn lòng ruột,
làm ẩm và mềm phân (parafin lỏng, dầu thầu dầu...).
303