Page 313 - Dược lý - Dược
P. 313
- Người lớn: 5-10mg/lần/ngày
- Trẻ em dưới 10 tuổi: 5 mg/lần/ngày
* Thay thế thụt tháo phân:
- Người lớn: uống 10mg/lần vào buổi tối và đặt 10mg vào sáng hôm sau.
- Trẻ em: uống 5mg/lần vào buổi tối và đặt 5mg vào sáng hôm sau.
* Chuẩn bị chụp X- quang đại tràng:
- Người lớn: uống 10mg/lần vào buổi tối trong 2 tối liên tiếp trước khi chụp X-
quang.
- Trẻ em: uống 5mg/lần vào buổi tối trong 2 tối liên tiếp trước khi chụp X- quang.
Chú ý: Viên bao bicosadyl phân rã trong ruột, do đó phải uống cả viên không được
nhai nát. Không dùng thuốc dài ngày.
4. THUỐC ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY
4.1. Phân loại thuốc điều trị tiêu chảy
Dựa vào cơ chế tác dụng của thuốc, người ta chia thành các loại:
- Thuốc bù nước và bổ sung chất điện giải: Oresol, dung dịch tiêm truyền…
- Thuốc giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa: loperamid, diphenoxylat,
opizoic…
Thuốc điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn: chloramphenicol, tetracyclin,
ciprofloxacin, co-trimoxazol, azithromycin…
Thuốc hấp phụ độc tố: Carbophos (than hoạt), kaolin, actapulgit, smecta…
Các vi sinh vật chống loạn khuẩn đường ruột: Lactobacilus acidophyllus...
4.2. Các thuốc điều trị tiêu chảy thông thường
4.2.1. Oresol (Oral rehydration salts - O.R.S.)
4.2.1.1. Thành phần
Theo công thức của UNICEF trong 1 gói oresol 27,9g có:
Glucose 20,00g
Natri clorid 3,50g
Natri citrat 2,90g
Kali clorid 1,50g
(Có thể thay thế natri citrat bằng 2,50g natri hydrocarbonat)
306