Page 24 - Dược lý - Dược
P. 24
Cp(mg/l)
Cp(mg/l)
Nồng độ tối
thiểu gây độc
Nồng độ Cửa sổ
đỉnh điều trị
Nồng độ tối thiểu
AUC AUC có tác dụng
a. Tiêm tĩnh t (giờ) b. Uống t (giờ)
mạch
Hình 3. Sự biến đổi nồng độ thuốc trong huyết tương theo thời gian
Từ giá trị của diện tích dưới đường cong nồng độ – thời gian, có thể tính được trị số
sinh khả dụng của thuốc.
2.1.7. Sinh khả dụng của thuốc (F)
Sinh khả dụng của một thuốc là tỉ lệ lượng thuốc vào được vòng tuần hoàn ở dạng
còn hoạt tính so với liều đã dùng và tốc độ hấp thu thuốc vào vòng tuần hoàn. Sinh khả
dụng của thuốc được tính theo công thức sau:
AUC0 . Vht
F =
D0. Cp (1)
Trong đó:
F: Sinh khả dụng.
AUC0 : Diện tích dưới đường cong
Vht: Vận tốc hấp thu
Cp: Nồng độ thuốc trong huyết tương
Do : Liều dùng
Nếu thuốc được đưa qua đường tĩnh mạch thì F =1, còn nếu thuốc đưa ngoài đường
tĩnh mạch thì luôn có một lượng nhất định bị tổn hao khi đi từ vị trí hấp thu vào máu hoặc
bị mất hoạt tính khi qua gan, do đó luôn có F<1.
Ý nghĩa của sinh khả dụng
- Về mặt dược động học, pha hấp thu của thuốc được đặc trưng bởi sinh khả dụng
của nó.
17