Page 22 - Dược lý - Dược
P. 22

Phổi là nơi hấp thu thích hợp nhất đối với các chất khí rồi đến các chất lỏng bay hơi

                  như thuốc mê thể khí, thuốc lỏng bay hơi. Các chất rắn cũng được dùng qua đường hô hấp

                  dưới dạng khí dung để điều trị viêm nhiễm đường hô hấp, cắt cơn hen. Tốc độ và mức độ

                  hấp thu của những thuốc ở dạng này phụ thuộc chủ yếu vào kích thước của các tiểu phân
                  (thích hợp nhất là 1- 3m).

                         Các thuốc ở thể lỏng, khí, chất dễ bay hơi có khả năng hấp thu qua đường hô hấp.

                  Khi hít thuốc vào phổi, thuốc sẽ  hấp thu qua tế bào biểu mô phế nang vào máu. Sự cân

                  bằng nồng độ thuốc ở phế nang và ở máu xảy ra rất nhanh nên thuốc phát huy tác dụng

                  nhanh.Thuốc hấp thu tốt qua đường hô hấp bao gồm một số thuốc như sau:
                         Các thuốc gây mê qua đường hô hấp: ether, halothan...

                         Các thuốc chữa bệnh đường hô hấp như: ventolin xịt hen, locabiotal xịt viêm mũi,

                  họng...

                  2.1.3.3. Hấp thu qua da
                         Hấp thu thuốc qua da có thể có tác dụng tại chỗ hoặc toàn thân và có thể gây độc

                  cho người sử dụng nên phải chú ý, thận trọng khi dùng thuốc.

                         - Xoa bóp sau bôi trên da sẽ tăng tác dụng hấp thu thuốc.

                         - Khi da bị tổn thương hoặc bỏng rộng dễ gây tác dụng toàn thân.

                         - Da trẻ em do có lớp sừng mỏng nên khả năng thấm thuốc  mạnh hơn so với người
                  lớn  vì vậy phải thận trọng khi dùng thuốc ngoài da cho trẻ em.

                         Thông thường người ta dùng thuốc bôi ngoài da với mục đích tác dụng tại chỗ. Khả

                  năng hấp thu của da nguyên vẹn (không bị tổn thương) kém hơn nhiều so với niêm mạc.

                  Lớp biểu bì bị sừng hoá chính là “hàng rào” hạn chế sự hấp thu thuốc của da. Lớp biểu bì

                  này không có hệ thống mao mạch và chứa một hàm lượng nước rất thấp (khoảng 10%) do
                  đó hầu như thuốc không được hấp thu ở đây mà chỉ có một lượng không đáng kể đi qua da

                  để rồi tiếp tục được hấp thu. Những chất ưa lipid đồng thời lại có tính ưa nước ở mức độ

                  nhất định, được hấp thu một phần qua da. Ngược lại những chất chỉ ưa lipid mà không ưa

                  nước được hấp thu rất ít qua da.

                         Khi bị tổn thương mất lớp “hàng rào” bảo vệ khả năng hấp thu của da tăng lên rất
                  nhiều có thể gây ngộ độc nhất là khi bị tổn thương diện rộng. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

                  lớp tế bào sừng hoá chưa phát triển nên da có khả năng hấp thu tốt hơn, do đó cần thận

                                                                                                              15
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27