Page 19 - Dược lý - Dược
P. 19

2- 10 giây). Dải pH từ acid nhẹ đến kiềm nhẹ thích hợp cho việc hấp thu các nhóm thuốc

                  có tính  acid hoặc kiềm khác nhau

                         Dịch hỗng tràng có pH = 6- 7, thời gian thuốc lưu lại hỗng tràng tương đối lâu (2-

                  2,5 giờ), diện tiếp xúc lớn. Ngoài ra, đối với những thuốc ở dạng viên bao đặc biệt là viên
                  bao tan trong ruột sẽ tạo nồng độ cao ở ruột nên hầu hết các thuốc kể cả acid yếu và base

                  yếu đều được hấp thu tốt qua niêm mạc hỗng tràng như amphetamin, ephedrin, atropin, các

                  sulfonamid, các salicylat, benzoat, các barbiturat… Tuy nhiên, những chất có tính acid

                  mạnh hoặc base mạnh, những chất có điện tích lớn và phân ly mạnh như các dẫn chất

                  amonium bậc 4, streptomycin … ít được hấp thu.
                         Môi trường dịch hồi tràng kiềm nhẹ với pH = 7- 8 và thuốc lưu lại cũng khá lâu (3-

                  6 giờ) nên những phần thuốc còn lại sau khi qua hỗng tràng phần lớn được hấp thu ở đây.

                  Tuynhiên, vì nồng độ thuốc ở hỗng tràng đã giảm nhiều nên thuốc được hấp thu theo cơ

                  chế vận chuyển tích cực hoặc theo cơ chế ẩm bào (pinocytosis).

                         Ruột non có nhiều các dịch tiêu hoá như dịch tụy (chứa các enzym amylase, lipase,
                  esterase, chymotrypsin...), dịch ruột (chứa natri hydrocarbonat, mucin, lipase, invertin ...),

                  đặc biệt là dịch mật trong đó có các acid mật, muối mật có tác dụng nhũ tương hoá các chất

                  tan trong lipid, tăng khả năng hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D,

                  vitamin E, vitamin K.

                         Ở niêm mạc ruột non có nhiều các chất mang (carrier) nên ngoài cơ chế khuếch tán
                  đơn thuần, ẩm bào, thực bào, ở đây quá trình hấp thu thuốc còn được thực hiện theo cơ chế

                  khuếch tán thuận lợi và vận chuyển tích cực. Như vậy hầu hết các thuốc tuỳ theo tính chất

                  của thuốc mà  có thể được hấp thu qua niêm mạc ruột non theo những cơ chế khác nhau.

                  2.1.2.5. Hấp thu thuốc qua trực tràng
                         Sự hấp thu thuốc của niêm mạc ruột già kém hơn nhiều so với niêm mạc ruột non vì

                  diện tiếp xúc nhỏ hơn (chiều dài ruột già ngắn hơn nhiều so với ruột non, trên niêm mạc lại

                  không có các nhung mao và vi nhung mao), ít các enzym tiêu hoá. Chức năng chủ yếu của

                                                                
                                                           
                                                                    
                  niêm mạc ruột già là hấp thu nước, Na , Cl , K  và một số chất khoáng. Ngoài ra một số
                  chất tan trong lipid cũng được hấp thu ở đây.
                         Đặc biệt phần cuối của ruột già (trực tràng) có khả năng hấp thu thuốc tốt hơn vì có

                  hệ tĩnh mạch phong phú. Tĩnh mạch trực tràng dưới và tĩnh mạch trực tràng giữa (nằm ở

                                                                                                              12
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24