Page 20 - Dược lý - Dược
P. 20

2/3 dưới của trực tràng) đổ máu về tĩnh mạch chủ dưới rồi về tim không qua gan. Tĩnh mạch

                  trực tràng trên đổ máu về tĩnh mạch cửa, qua gan. Như vậy khi dùng qua đường trực tràng

                  tuỳ theo thuốc nằm ở phần nào của trực tràng mà nó có thể vào thẳng tĩnh mạch chủ dưới

                  không qua gan hoặc phải qua gan (bị chuyển hoá bước một ở gan).
                         Hấp thu thuốc qua trực tràng tương đối tốt do có ưu điểm sau:

                         - Thuốc nhanh chóng đạt nồng độ cao trong máu.

                         - Tránh được sự phân hủy thuốc bởi dịch tiêu hóa.

                         - Thuận lợi khi không sử dụng được đường uống.

                         Tuy nhiên sự hấp thu thuốc qua trực tràng có nhược điểm đó là hấp thu không hoàn
                  toàn và có thể gây kích ứng niêm mạc hậu môn.

                         Dùng thuốc qua đường trực tràng ngoài mục đích tác dụng tại chỗ (điều trị táo bón,

                  trĩ, viêm trực tràng ...) còn dùng để có được tác dụng toàn thân như thuốc ngủ, thuốc an

                  thần,  thuốc hạ sốt, giảm đau ... Cần lưu ý ở trực tràng do chứa lượng dịch ít, nồng độ thuốc

                  đậm đặc nên thuốc được hấp thu nhanh với lượng đáng kể, do đó trong một số trường hợp
                  tác dụng mạnh hơn đường uống. Vấn đề này càng phải chú ý đối với trẻ em và người già.

                         Đưa thuốc qua đường trực tràng thường được sử dụng trong những trường hợp khi

                  bệnh nhân không uống được (do hôn mê, tắc ruột, co thắt thực quản...) hoặc thuốc có mùi

                  vị khó chịu. Dạng thuốc dùng qua đường trực tràng là thuốc đạn hoặc thuốc thụt.

                  2.1.3. Hấp thu thuốc qua các đường ngoài đường tiêu hóa
                  2.1.3.1. Hấp thu qua đường tiêm dưới da, tiêm bắp thịt và tiêm tĩnh mạch

                         Hấp thu thuốc theo đường tiêm bắp hoặc dưới da diễn ra nhanh chóng chủ yếu theo

                  cơ chế khuếch tán thụ động. Quá trình này phụ thuộc lưu lượng máu tới nơi tiêm, diện tích
                  hấp thu của lớp màng mao mạch và khả năng hòa tan của thuốc trong dịch khe.

                         Các thuốc tan trong dầu và ít tan trong nước được hấp thu chậm và từ từ qua đường

                  tiêm bắp (thường gặp với các kháng sinh hoặc các hormon).

                         - Tiêm dưới da: là đưa thuốc vào dưới lớp biểu bì, thuốc được hấp thu chậm và đau

                  hơn tiêm bắp vì hệ thống mao mạch dưới da ít hơn ở cơ, mặt khác ngọn dây thần kinh cảm
                  giác dưới da nhiều hơn ở cơ. Các  thuốc thường được tiêm dưới da là các vaccin

                         - Tiêm bắp thịt: là đưa thuốc vào cơ, thuốc được hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da vì

                  tuần hoàn máu trong cơ vân phát triển nên thuốc hấp thu vào máu nhanh.

                                                                                                              13
   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25