Page 235 - Dược lý - Dược
P. 235

2.7.4. Chỉ định

                         Tetracyclin có thể được sử dụng thay thế các kháng sinh khác trong nhiều chỉ định.

                  Doxycyclin thường được ưu tiên hơn vì khả năng dung nạp tốt hơn và thường được sử dụng

                  2 lần/ngày đối với Rickettsia, Chlamydia và Chlamydophila, Mycoplasma và Vibrio sp; các
                  đợt cấp của viêm phế quản mạn tính, bệnh Lyme, bệnh Brucell, bệnh than, dịch hạch, bệnh

                  loét Tularemia, u hạt bẹn (granuloma inguinale) và bệnh giang mai. Thuốc được sử dụng

                  dự phòng bệnh sốt rét do P. falciparum đã kháng cloroquin. Minocyclin được sử dụng thay

                  thế trong nhiễm não mô cầu.

                  2.7.5. Tác dụng không mong muốn
                         Nôn, buồn nôn và tiêu chảy.

                         Gây bệnh viêm kết tràng giả mạc do Clostridium difficile

                         Bội nhiễm ngoàida. Gây loét thực quản. Mẫn cảm với ánh sáng.

                         Thuốc có thể gây ố men răng, giảm sản sinh men răng và dị dạng cấu trúc xương ở

                  trẻ dưới 8 tuổi và thai nhi.
                         Thuốc có thể gây tăng áp lực nội sọ và phồng thóp ở trẻ nhỏ.

                         Nồng độ thuốc quá mức trong máu do dùng liều cao hoặc trong trường hợp suy thận

                  có thể dẫn đến thoái hóa cấp các chất béo trong gan, đặc biệt ở phụ nữ có thai. Minocyclin

                  thường gây ra rối loạn chức năng tiền đình đặc biệt ở phụ nữ làm thuốc không được sử dụng

                  rộng rãi.
                         Tetracyclin có thể làm giảm tác dụng của thuốc ngừa thai và tăng tác dụng của thuốc

                  chống đông máu dùng đường uống.

                         Nếu uống thuốc cũ hết hạn có thể gây hội chứng Fanconi (đái ra protein, đường và

                  phosphat)

                  2.7.6. Chống chỉ định
                         Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú

                         Trẻ em dưới 8 tuổi

                         Người suy gan, thận









                                                                                                            228
   230   231   232   233   234   235   236   237   238   239   240