Page 237 - Dược lý - Dược
P. 237
Nhiễm khuẩn do các khuẩn kháng penicilin, nhiễm khuẩn nặng do liên cầu, tụ cầu ở
tai - mũi - họng, ngoài da, mụn nhọt biến chứng và loét do nhiễm khuẩn kỵ khí.
Nhiễm khuẩn ở các vị trí thuốc khác khó tới như viêm cốt tủy cấp tính và mạn tính,
các nhiễm khuẩn do Bacteroides spp.
2.8.3. Tác dụng không mong muốn
Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đôi khi do phát triển quá nhiều Clostridium difficile gây nên.
Ít gặp các trường hợp mày đay, phát ban.
Phản ứng tại chỗ sau tiêm bắp, viêm tĩnh mạch huyết khối sau tiêm tĩnh mạch.
2.8.4. Chống chỉ định
Quá mẫn với lincomycin hoặc với các thuốc cùng họ với lincomycin.
2.8.5. Cách dùng và liều dùng
Bảng 31. Cách dùng, liều dùng các kháng sinh nhóm lincosamid
Tên thuốc Hàm lượng, dạng Cách dùng, liều dùng
bào chế
Lincomycin Viên 0,25g; 0,5g * Người lớn: Uống xa bữa ăn 1,5g/ngày, chia 3
hoặc bột pha tiêm lần. Tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch:
0,3g/20ml; 0,6g/20ml 600mg/lần, ngày 2-3 lần, tối đa 8g/ngày.
* Trẻ em: Uống 30-60mg/kg/ngày, chia 3 lần.
Tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch 10mg/kg /ngày.
Clindamycin Viên 150mg; 300mg * Người lớn: uống 600mg - 1.200mg/ngày, chia
3-4 lần, uống với nhiều nước. Tiêm bắp
600mg/lần, ngày 2-4 lần
* Trẻ em: Uống 8-27mg/kg /ngày, chia 3-4 lần.
Tiêm bắp 15mg-20mg/kg /ngày, chia 3-4 lần.
2.9. Nhóm quinolon
2.9.1. Phổ tác dụng
Các quinolon có tác dụng đối với Neisseria, Haemophilus influenzae, Moraxella
catarrhalis, Mycoplasma, Chlamydia, Legionella, Enterobacteriaceae và đặc biệt là trực
khuẩn mủ xanh. Ngoài ra thuốc cũng có tác dụng với tụ cầu nhưng các tụ cầu kháng
methicillin đều đã kháng quinolon.
2.9.2. Chỉ định
Nhiễm khuẩn đường sinh dục, tiết niệu, hô hấp, tiêu hóa, xương khớp ở người lớn,
nhiễm khuẩn nặng mắc trong bệnh viện.
230