Page 231 - Dược lý - Dược
P. 231

2.5. Kháng sinh nhóm phenicol

                  2.5.1. Tác dụng

                         Là kháng sinh kìm khuẩn, ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn do gắn vào thụ thể

                  50S của ribosom và ức chế peptidyl transferase.
                         Phổ tác dụng: Phổ kháng khuẩn rộng trên các chủng Gram (-), Gr(+). Đặc biệt có tác

                  dụng với bệnh thương hàn, Shigella, Vibrio cholera và các vi khuẩn kỵ khí Gr (-) như

                  Bacteroides fragilis nhưng không tác dụng lên trực khuẩn mủ xanh.

                         Thuốc có tác dụng với Rickettsia, Brucella, Klebsiella, Mycoplasma, và Chlamydia

                  và Chlamydophila và các xoắn khuẩn.
                         Thuốc có độc tính cao đối với tủy xương và hầu hết đã bị kháng thuốc nên ngày nay

                  không được lựa chọn trong bất kỳ nhiễm khuẩn nào ngoại trừ nhiễm khuẩn nghiêm trọng

                  do các vi khuẩn đa kháng thuốc mà vi khuẩn vẫn còn nhạy cảm với chloramphenicol.

                         Hiệu quả điều trị viêm màng não do phế cầu đã kháng penicillin đang được theo dõi.

                  2.5.2. Tác dụng không mong muốn
                         Chloramphenicol có thể gây ra 2 loại suy tủy: một loại có hồi phục phụ thuộc liều

                  do tham gia vào phản ứng chuyển hóa sắt và một loại suy tủy không hồi phục dạng đặc ứng

                  của thiếu máu bất sản. Dạng suy tủy có hồi phục thường do dùng thuốc liều cao kéo dài và

                  ở bệnh nhân suy gan. Nồng độ sắt trong máu và độ bão hòa khả năng gắn sắt tăng lên, hồng

                  cầu lưới giảm, tăng không bào hóa các tế bào tiền hồng cầu, tế bào bạch cầu và tiểu cầu.
                  Thiếu máu bất sản không hồi phục xảy ra ở tỉ lệ 1/25000 bệnh nhân. Diễn biễn của  phản

                  ứng có thể chậm lại khi ngừng sử dụng thuốc. Chloramphenicol không nên sử dụng tại chỗ

                  vì một lượng nhỏ cũng có thể được hấp thu và đôi khi cũng gây thiếu máu bất sản.

                         * Hội chứng xám (xanh tím xám): nôn, nhịp thở nhanh, tím xanh, ngủ lịm tiến tới

                  trụy tim mạch và tử vong. Hay gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non hoặc người lớn khi dùng liều
                  cao kèm suy gan. Nguyên nhân là do nồng độ thuốc trong máu cao do ở trẻ sơ sinh khả

                  năng chuyển hóa thuốc của gan chưa đầy đủ. Để tránh hội chứng này không dùng liều > 25

                  mg/kg/ngày khởi đầu cho trẻ dưới 1 tuổi và phải hiệu chỉnh liều.

                         Các phản ứng khác hiếm khi xảy ra gồm: viêm dây thần kinh thính giác và thần kinh

                  ngoại biên khi dùng lâu ngày. Nôn, buồn nôn, và tiêu chảy có thể xảy ra.



                                                                                                            224
   226   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236