Page 230 - Dược lý - Dược
P. 230
Thuốc có tác dụng diệt khuẩn do ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Tác dụng
trên hầu hết các vi khuẩn hiếu khí Gr (-) và một số ít vi khuẩn Gr (+) như tụ cầu, kể cả các
chủng đã kháng penicilin. Tác dụng ít với lậu cầu, liên cầu, phế cầu, não mô cầu.
2.4.2. Chỉ định
Điều trị bệnh nhiễm khuẩn nặng toàn thân gây ra bởi các vi khuẩn Gr (-) và các
chủng nhạy cảm khác trong: nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não,
viêm phổi, bỏng, lở loét, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Thường phối hợp với penicilin, quinolon, clindamycin và metronidazol để tăng hiệu
lực kháng khuẩn.
2.4.3. Tác dụng không mong muốn
Gây điếc không hồi phục, chóng mặt, nhức đầu.
Nhiễm độc thận có hồi phục, suy thận cấp.
Gây nhược cơ, nặng có thể gây suy hô hấp, liệt hô hấp.
2.4.4. Chống chỉ định
Dị ứng với các kháng sinh nhóm aminosid.
Thận trọng: người tổn thương chức năng thận, thính giác, phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh.
2.4.5. Cách dùng, liều dùng
Bảng 28. Cách dùng, liều dùng các kháng sinh nhóm aminoglycosid
Tên thuốc Hàm lượng, dạng bào Cách dùng, liều dùng
chế
Gentamicin Thuốc tiêm 2mg/ml, Chỉ tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, không
10mg/ml, 40mg/2ml; tiêm dưới da vì có nguy cơ hoại tử da.
80mg/2ml, 160mg/2ml Liều thông thường: 3-6 mg/kg/1 lần/ngày,
có thể chia 2 lần.
Trẻ sơ sinh: 4-7 mg/kg/ngày. Dùng 1 liều
duy nhất.
Chú ý: Không phối hợp thuốc với
furosemid hoặc các thuốc ức chế thần kinh
cơ.
Tobramycin Thuốc tiêm 20mg/2ml; Tương tự gentamicin
60mg/6ml.Thuốc nhỏ mắt
0,3%
Amikacin Thuốc tiêm 50mg; Tiêm bắp, truyền tĩnh 15mg/kg/1 lần/ngày.
250mg/ml
Bột pha tiêm 250, 500mg.
223