Page 228 - Dược lý - Dược
P. 228
Vancomycin được truyền tĩnh mạch chậm để điều trị nhiễm khuẩn toàn thân. Thuốc
rất kích ứng với mô nên không được tiêm bắp.
Truyền tĩnh mạch: Thêm 10 ml nước vô khuẩn vào lọ chứa 500 mg hoặc 20 ml vào
lọ chứa 1 g bột vancomycin vô khuẩn để được dung dịch chứa 50 mg/ml. Dung dịch này
có thể bền vững trong 14 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh. Dung dịch chứa 500 mg (hoặc
1 g) vancomycin phải được pha loãng trong 100 ml (hoặc 200 ml) dung môi, và được truyền
tĩnh mạch chậm ít nhất trong 60 phút.
Cần tránh tiêm tĩnh mạch nhanh và trong khi truyền phải theo dõi chặt chẽ để phát
hiện hạ huyết áp nếu xảy ra.
Khi không thể truyền tĩnh mạch gián đoạn, có thể truyền liên tục: Cho 1 - 2 gam
vancomycin đã pha vào dung dịch dextrose 5% hoặc natri clorid 0,9% vừa đủ để truyền nhỏ
giọt trong 24 giờ.
Người lớn: 500 mg, cứ 6 giờ/lần hoặc 1 g, cứ 12 giờ/lần.
Trẻ em: 10 mg/kg, cứ 6 giờ/lần
2.3.2. Imipenem
Bột để pha tiêm: Thành phần gồm imipenem và cilastatin phối hợp tỉ lệ 1:1. Tiêm
bắp: 500 mg/500 mg; 750 mg/750 mg; Tiêm tĩnh mạch: 250 mg/250 mg; 500 mg/500 mg.
2.3.2.1. Tác dụng
Imipenem là một kháng sinh có phổ rất rộng thuộc nhóm beta - lactam. Thuốc có tác
dụng diệt khuẩn nhanh do tương tác với một số protein gắn kết với penicilin (PBP) trên
màng ngoài của vi khuẩn. Qua đó, ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn theo cơ chế
giống như các kháng sinh beta - lactam khác.
2.3.2.2. Chỉ định
Imipenem không phải là một thuốc lựa chọn đầu tiên mà chỉ dành cho những nhiễm
khuẩn nặng.
Imipenem - cilastatin có hiệu quả trên nhiều loại nhiễm khuẩn, bao gồm nhiễm khuẩn
đường tiết niệu và đường hô hấp dưới; nhiễm khuẩn trong ổ bụng và phụ khoa; nhiễm khuẩn
da, mô mềm, xương và khớp.
Thuốc đặc biệt có ích trong điều trị những nhiễm khuẩn hỗn hợp mắc trong bệnh
viện.
221