Page 17 - Dược lý - Dược
P. 17

Theo đó, ở trạng thái ổn định, các thuốc có tính acid sẽ tích lũy về phía base của

                  màng và thuốc có tính kiềm sẽ ở phía  acid hơn - hiện tượng này gọi là bẫy ion. Những

                  thuốc có bản chất là acid yếu khi pH môi trường càng nhỏ hơn giá trị của pKa chúng càng

                  ít phân ly do đó càng dễ khuếch tán qua màng. Những thuốc có bản chất là base yếu khi pH
                  môi trường càng lớn hơn giá trị của pKa càng dễ khuếch tán qua màng. Theo phương trình

                  của Henderson – Hasselbach:

                  - Đối với một acid yếu:
                                                                     HA  
                                                      pK      =   a  pH    +    log
                                                                              (2)
                                                                       A
                  [HA]: nồng độ thuốc ở dạng phân tử.

                  [A]: nồng độ thuốc ở dạng ion.
                  - Đối với một base yếu:
                                                                  BH  
                                                   pK      =   a  pH    +    log
                                                                     B         (3)

                  [BH]: nồng độ thuốc ở dạng ion.

                  [B]: nồng độ thuốc ở dạng phân tử.
                         Khi độ pH bằng với pKa,nồng độ thuốc ở dạng ion bằng với nồng độ thuốc ở dạng

                  phân tử. Nếu độ pH thấp hơn pKa,nồng độ thuốc ở dạng ion chiếm ưu thế. Nếu độ pH lớn

                  hơn pKa,nồng độ thuốc ở dạng phân tử chiếm ưu thế. Trong dạ dày, có độ pH=1, acid yếu
                  và các baseyếu bị proton hóa mạnh. Tại đây,các thuốc có bản chấtacid yếu (pKa = 3-5) tồn

                  tại chủ yếu ở dạngphân tử và các base yếu (pK = 8-10) tồn tại chủ yếu dưới dạng ion.

                         Do đó, các acid yếu có thể dễ dàng hấp thu từ dạ dày hơn cácbase yếu. Trong ruột

                  non có độ pH = 7,các base yếu cũng tồn tại chủ yếu ở dạng ion hóa nhưng ít hơn nhiều hơn

                  so với ở dạ dày, các base yếu được hấp thu dễ dàng hơn từ ruột so với từ dạ dày. Tuy nhiên

                  một  acid yếu cũng có thể được hấp thụ nhiều hơn từ ruột so với từ dạ dày mặc dù nồng độ
                  ion hóa của các thuốc này trong ruột rấtlớn vì ruột non có diện tích bề mặt hấp thu lớn hơn

                  rất nhiều so với dạ dày.

                  2.1.2. Sự hấp thu thuốc qua các đường dùng

                  2.1.2.1. Sự hấp thu thuốc qua đường tiêu hoá
                         Phần lớn các thuốc đều được sử dụng đường uống vì đó là con đường sử dụng thuốc

                  an toàn, thuận tiện  và kinh tế nhất.

                                                                                                              10
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22