Page 18 - Dược lý - Dược
P. 18

Hầu hết các thuốc được hấp thu ở ống tiêu hóa theo cơ chế khuếch tán thụ động. Các chất

                  không ion hóa và có tính thân mỡ dễ được hấp thu hơn.
                         Nhược điểm của việc dùng thuốc đường uống là sự hấp thu bị hạn chế bởi đặc tính

                  lý học của thuốc (ví dụ khả năng tan trong nước), khả năng gây kích ứng lớp niêm mạc dạ

                  dày ruột, sự phá huỷ cấu trúc hoá học của thuốc do sự có mặt của một số enzym hoặc nồng
                  độ acid trong dịch dạ dày.

                  2.1.2.2.  Hấp thu qua niêm mạc miệng

                         Thông thường khi dùng đườnguống, thuốc chỉ lưu lại ở khoang miệng một thời gian
                  rất ngắn (2- 10 giây) rồi chuyển nhanh xuống dạ dày nên hầu như không có sự hấp thu ở

                  đây. Tuy nhiên, ở vùng dưới lưỡi có hệ thống mao mạch phong phú nên có khả năng hấp

                  thu một số thuốc được bào chế đặc biệt (ví dụ nifedipin dạng viên ngậm dưới lưỡi). Khi đặt

                  dưới lưỡi, một số thuốc ưa lipid không bị ion hoá sẽ được hấp thu nhanh chóng theo cơ chế

                  khuếch tán đơn thuần, thuốc sẽ đi thẳng vào vòng tuần hoàn chung trước khi qua gan. Thuốc
                  hấp thu qua niêm mạc miệng sẽ không bị chuyển hóa trước khi phát huy tác dụng và không

                  bị phá hủy bởi dịch tiêu hóa.

                  2.1.2.3. Hấp thu qua niêm mạc dạ dày
                         Thuốc hấp thu ở dạ dày ít hơn rất nhiều so với ở ruột non vì lưu lượng máu tưới tới

                  dạ dày ít hơn và thời gian lưu thuốc ở dạ dày không dài. Chức năng chính của dạ dày là co

                  bóp và tiết dịch vị. Một số thuốc có tính chất acid yếu như: acid barbituric, kháng sinh... dễ

                  hấp thu qua niêm mạc dạ dày, vitamin B12 được hấp thu nhờ một yếu tố được tiết ra từ niêm

                  mạc dạ dày (glycoprotein).
                         Một số thuốc gây kích ứng hoặc bị ảnh hưởng bởi dịch acid dạ dày nên có dạng bào

                  chế tan ở ruột non như: aspirin pH8.

                  2.1.2.4.  Hấp thu qua niêm mạc ruột non
                         Niêm mạc ruột non là nơi hấp thu thuốc tốt nhất vì ở đó có nhiều nhung mao nên có

                  diện tiếp xúc với thuốc lớn, hệ thống mao mạch phát triển phong phú.

                         Ở tá tràng môi trường acid nhẹ (pH = 5- 6) nên một số thuốc có bản chất là acid yếu

                  tiếp tục được hấp thu như penicillin, griseofulvin… Ngoài ra một số chất khác cũng được

                  hấp thu ở đây như các acid amin, chất điện giải, muối sắt …Tuy nhiên mức độ hấp thu ở tá
                  tràng không lớn vì chiều dài của tá tràng ngắn, thời gian thuốc đi qua nhanh (chỉ vào khoảng



                                                                                                              11
   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23