Page 16 - Dược lý - Dược
P. 16

2.1.1.5. Vận chuyển tích cực qua màng (active transport)

                         Vận chuyển tích cực là loại vận chuyển đặc biệt sử dụng năng lượng điện hóa để di
                  chuyển một phân tử ngược theo bậc thang nồng độ. Vận chuyển tích cực ban đầu sử dụng

                  năng lượngđược giải phóng ra từ quá trình chuyển ATP thành ADP. Vận chuyển tích cực

                  thứ phát sử dụng năng lượng điện hóa được lưu trữ trong một gradient để di chuyển một

                  phân tử ngược theo một gradient nồng độ. Cả hai hình thức vận chuyển tích cực qua màng

                  đều phải nhờ chất mang và có một số đặc điểm sau:
                         - Đòi hỏi phải có năng lượng cung cấp để thuốc có thể vận chuyển ngược với bậc

                  thang nồng độ và không tuân theo định luật Fick.

                         - Có khả năng bão hòa.

                         - Có sự ức chế cạnh tranh bởi các hợp chất đồng vận chuyển.

                         - Bị ức chế không cạnh tranh bởi những chất độc chuyển hoá do làm hao kiệt năng
                  lượng.

                                                                                            +
                         Một dạng vận chuyển tích cực gắn liền với sự cặp đôi của các Na  với chất được vận
                  chuyển theo cùng một hướng tạo thành phức hợp gồm có chất được vận chuyển, chất mang

                                
                  và các ion Na . Sự vận chuyển đối với phức hợp cặp đôi này được hỗ trợ bởi “bơm Natri”
                  với nguồn năng lượng từ ATP. Một số chất như acid amin, glycosid tim được vận chuyển
                                                             2+
                                                        +
                                                                                                               +
                  theo cơ chế này. Protein trao đổi Na , Ca  sử dụng năng lượng dự trữ trong gradient Na
                                          +
                  được thành lập bởi Na , K -ATPase bơm Ca  vào trong bào tương và duy trì ở nồng độ
                                                                 2+
                                              +
                  đáy thấp, khoảng 100 nM trong hầu hết các tế bào; tương tự như vậy, các chất vận chuyển
                                       +
                  đường phụ thuộc Na (SGLT1 và SGLT2) chuyển đường qua màng của biểu mô đường tiêu
                  hóa và ống thận bằng cách kết hợp vận chuyển glucose theo dòng Na  đi xuống.
                                                                                          +
                  2.1.1.6. Các chất điện ly yếu và sự ảnh hưởng của pH
                         Hầu hết các thuốc là acid hoặc base yếu tồn tại trong dung dịch ở cả dạng không ion

                  hóa và ion hóa. Các phân tử không ion hóa thường có thể hòa tan trong lipid nhiều hơn và

                  khuếch tán dễ dàng qua màng tế bào. Ngược lại, các phân tử ion hóa thường không thể thấm

                  vào màng lipid vì khả năng hòa tan trong lipid thấp. Bởi vậy, phân bố các chất điện ly yếu
                  qua màng được xác định bởi hằng số phân ly pKa của chúng và sự chênh lệch độ pH qua

                  màng.




                                                                                                               9
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21