Page 177 - Dược lý - Dược
P. 177
4.5.2.2. Chỉ định
Dự phòng và điều trị: Loạn nhịp thất (cơn nhanh thất tái phát hoặc rung thất tái phát),
đặc biệt khi không đáp ứng với điều trị thông thường chống loạn nhịp.
Dự phòng và điều trị: Loạn nhịp trên thất tái phát kháng lại điều trị thông thường,
đặc biệt khi có kết hợp hội chứng W - P - W bao gồm rung nhĩ, cuồng động nhĩ.
4.5.2.3. Tác dụng không mong muốn
Thường phụ thuộc vào liều dùng và thời gian điều trị (điều trị liên tục trên 6 tháng).
Amiodaron tích lũy ở nhiều mô nên có thể gây nhiều tác hại ở những người bệnh
điều trị loạn nhịp thất với liều cao (trên 400 mg/ngày). Các phản ứng có hại nguy hiểm nhất
là nhiễm độc phổi, bệnh thần kinh, loạn nhịp nặng, xơ hóa tuyến giáp và tổn thương gan.
Các tác dụng phụ này có thể kéo dài vài tháng sau khi ngừng thuốc và có thể hồi
phục khi giảm liều. Do vậy nên dùng liều thấp nhất có thể.
4.5.2.4. Chống chỉ định
Sốc do tim; suy nút xoang nặng dẫn đến nhịp chậm xoang và blốc xoang nhĩ; blốc
nhĩ thất độ II - III; blốc nhánh hoặc bệnh nút xoang (chỉ dùng khi có máy tạo nhịp); chậm
nhịp từng cơn gây ngất, trừ khi dùng cùng với máy tạo nhịp.
Người mắc bệnh tuyến giáp hoặc nghi ngờ mắc bệnh tuyến giáp, hạ huyết áp động
mạch. Không dùng amiodaron tiêm tĩnh mạch cả liều một lúc cho người suy tim, suy tuần
hoàn, hô hấp.
4.5.2.5. Cách dùng, liều dùng
Loạn nhịp thất
Thuốc uống: Tuần đầu: uống 200 mg/lần x 3 lần/ngày; Tuần 2: uống 200 mg/lần x
2 lần/ngày. Tuần sau đó: Giảm liều xuống còn 200 mg/ngày hoặc thấp hơn. Nên dùng
amiodaron trong bữa ăn.
Thuốc tiêm tĩnh mạch: Chỉ dùng khi có cơ sở hồi sức cấp cứu để theo dõi bệnh nhân.
Dùng liều 5 mg/kg, pha loãng với 250 ml G 5%, truyền tĩnh mạch chậm từ 20 phút đến 2
giờ, càng chậm càng tốt, dựa trên đáp ứng lâm sàng.
Loạn nhịp trên thất
Thuốc uống: Liều tấn công là 600 - 800 mg/ngày, dùng trong 1 - 4 tuần, sau đó giảm
liều dần đến liều duy trì thấp nhất có tác dụng, liều duy trì đường uống là 100 - 400 mg/ngày.
170