Page 172 - Dược lý - Dược
P. 172

- Đối kháng với co thắt mạch vành. Tác dụng tốt trong điều trị các cơn đau thắt ngực

                  chưa ổn định. Tác dụng phân phối lại máu trong cơ tim, có lợi cho vùng dưới nội mạc, là

                  vùng rất nhạy cảm với thiếu máu.

                  3.3.3.2. Chỉ định
                         - Dự phòng các cơn co thắt mạch vành trên bệnh nhân không dung nạp với các thuốc

                  nhóm nitrat hay ức chế , khi phác đồ phối hợp nitrat và ức chế  chưa đạt hiệu quả hoặc

                  bệnh nhân có kèm tăng huyết áp hoặc rối loạn nhịp nhanh trên thất mà ức chế  đơn độc

                  không đủ tác dụng.

                         - Cơn đau thắt ngực do co thắt mạch vành (Prinzmetal) là chỉ định tốt nhất.
                         - Cơn đau thắt ngực do co thắt ngực không ổn định: tương tự với thuốc chẹn β.

                  3.3.3.3. Cách dùng liều dùng

                         -       Đối với trường hợp có rối loạn nhịp nhanh trên thất :

                          Isoptin 40mg 1-3 viên/ ngày.

                         Tildiem 60mg 1-2 viên/ ngày.
                         -       Đối với trường hợp kèm THA nhịp tim không nhanh :

                         Amlodipin 5mg 1-2 viên/ ngày

                         Fenodipin 5mg 1-2 viên/ ngày.
                         Xem thêm mục 1.3.1. Các thuốc chẹn kênh calci

                  4. THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHỊP TIM

                  4.1. Khái niệm rối loạn nhịp tim

                         Loạn nhịp tim là rối loạn thường gặp nhất trong số các biểu hiện bệnh tim mạch.

                  Loạn nhịp tim có thể gây khó chịu nhẹ cho người bệnh, nhưng cũng có thể là biểu hiện của
                  một tình trạng bệnh lý nặng. Loạn nhịp tim có thể gặp như nhịp tim chậm, nhanh, không

                  đều, các buồng tim không co bóp đồng bộ với nhau, hoặc vị trí phát xung động bất thường

                  gây ra nhịp ngoại tâm thu. Rối loạn nhịp tim có thể ảnh hưởng tới chức năng bơm máu của

                  tim. Khi đó, có thể có các biểu hiện như mệt hoặc ngất xỉu khi nhịp quá chậm hoặc quá

                  nhanh, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng như rung thất hoặc ngừng tim kéo dài.
                         Hoạt động của nhịp tim bao gồm sự thành lập xung động và dẫn truyền xung động

                  điện. Các hoạt động điện trong tim dẫn đến sự co bóp của tim. Đầu tiên, nút xoang khử cực

                  tâm trương nhanh hơn các phần khác của cơ tim. Khi sự khử cực đạt tới ngưỡng thì xung

                                                                                                            165
   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176   177