Page 173 - Dược lý - Dược
P. 173
tác bắt đầu xuất hiện và được dẫn truyền tới nút nhĩ thất rồi tới bó Hiss và mạng lưới
Purkinje làm cơ tim co bóp. Như vậy cơ tim muốn co bóp và giãn nghỉ thì cần phải có sự
khử cực và tái cực. Sự khử cực và tái cực xảy ra theo sự chênh lệch về điện thế hoạt động
++
+
+
giữa trong và ngoài màng tế bào cơ tim, là kết quả của sự trao đổi ion Na , K và Ca qua
màng tế bào.
Tần số co bóp của cơ tim được điều khiển bởi một số yếu tố trong đó quan trọng
nhất là hệ thần kinh thực vật và hormon tuyến tủy thượng thận. Các chất trung gian hóa học
như adrenalin, noradrenalin làm tăng tính hưng phấn, tăng tốc độ khử cực tự phát của tế
bào nút xoang nhĩ gây tăng nhịp tim, đồng thời còn gây tăng sức co của tim. Ngược lại,
aetylcholin làm giảm tốc độ khử cực tự phát, tăng sự phân cực của tế bào nút xoang nhĩ,
thời gian đạt đến ngưỡng chậm hơn và làm giảm nhịp tim.
Các yếu tố hóa học đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điện của tim. Nồng độ
+
2+
+
ion K , Ca và Na có tác động lớn đến điện thế màng tế bào cơ tim, từ đó ảnh hưởng đến
nhịp tim và sức co của cơ tim. Những rối loạn hoạt động điện sẽ đưa đến rối loạn nhịp với
biểu hiện từ nhẹ đến nặng trên lâm sàng.
4.2. Cơ chế gây rối loạn nhịp tim
4.2.1. Rối loạn tạo xung tác
Rối loạn tính tự động ở nút xoang và các cấu trúc sát dưới nút xoang gây loạn nhịp
chậm, nhịp xoang nhanh, ngoại tâm thu, nhịp đôi, nhịp ba… có thể có nguyên nhân do
thuốc hoặc các yếu tố như nhiễm độc, digitalis, catecholamin, atropin, thuốc lợi tiểu giảm
kali máu, thiếu máu tại chỗ…
Ngoài ra có thể do những ổ tự động dẫn nhịp bất thường phóng ra các xung tác với
tốc độ khác nhau nên gây rối loạn nhịp nhanh như rung thớ nhĩ, cuồng động nhĩ, rung thất…
4.2.2. Rối loạn dẫn truyền
Hiện tượng tái nhập do bị tắc nghẽn một chiều dẫn truyền của một hoặc nhiều vùng
cơ tim làm cho các xung tác sau khi phát ra lại trở lại điểm xuất phát để gây xung tác mới.
4.3. Tác dụng của thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
Làm giảm tính tự động ở các ổ tạo nhịp bằng cách làm chậm khử cực thời kỳ tâm
trương, giảm tốc độ phóng xung tác ngoại lai.
Kéo dài thời kỳ trơ làm giảm tính kích thích.
166