Page 174 - Dược lý - Dược
P. 174
Giảm khả năng dẫn truyền xung động điện tim bằng cách ức chế trực tiếp lên cơ tim.
Điều chỉnh các hoạt động của thần kinh giao cảm, phế vị.
4.4. Phân loại các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
4.4.1. Phân loại theo cơ chế tác dụng
+
+
Nhóm I: Ức chế kênh Na , ngăn cản dòng Na vào trong tế bào làm kéo dài thời
gian điện thế hoạt động.
+
+
IA: Ức chế kênh Na (một số thuốc tác dụng cả trên kênh K ), từ đó kéo dài thời
gian trơ hiệu quả. Trên điện tâm đồ làm tăng thời gian điện thế hoạt động (tăng cả QRS và
QT).
Bao gồm các thuốc như quinidin, procainamid, disopyramid.
+
IB: Ức chế kênh Na (cả kênh Na bị bất hoạt trong thời kỳ tâm trương). Ít hiệu quả
+
trên Vmax ở các tần số chậm ở các mô bình thường. Giảm Vmax ở tế bào khử cực một
phần (tế bào bị tổn thương). Hiệu quả tăng ở các tần số nhanh hơn. Không thay đổi hoặc
giảm thời gian điện thế hoạt động.
Bao gồm các thuốc như: lidocain, phenytoin, tocainid, mexiletin.
IC: Giảm Vmax ở các tần số bình thường trên mô bình thường. Hiệu quả tối thiểu
trên thời gian điện thế hoạt động như flecainid, propafenon.
Nhóm II: Ức chế thụ thể giao cảm beta làm giảm tính tự động nút xoang nhĩ, tăng
tính trơ nút nhĩ thất và giảm tốc độ dẫn truyền nút nhĩ thất.
Bao gồm các thuốc như propranolol, sotalol…
+
+
Nhóm III: Ức chế kênh K , ngăn cản K ra khỏi tế bào, kéo dài thời kỳ trơ và thời
gian điện thế hoạt động ở các mô có điện thế hoạt động đáp ứng nhanh. Ít làm giảm sự co
bóp tim.
Các thuốc như amiodaron, bretylium …
Nhóm IV: Ức chế dòng Ca (chậm) vào trong tế bào. Giảm tốc độ dẫn truyền và
++
tăng tính trơ ở mô có điện thế hoạt động đáp ứng chậm như verapamil, diltiazem
Các thuốc khác: digitalis, adenosin
167