Page 171 - Dược lý - Dược
P. 171
Huyết áp thấp, trụy tim mạch, thiếu máu nặng, tăng áp lực nội sọ.
3.3.1.5. Cách dùng, liều dùng
Điều trị cơn đau thắt ngực: ngậm dưới lưỡi 0,5mg, cứ 5 phút lại ngậm cho tới khi
hết cơn đau, tối đa không quá 3 lần. Có thể xịt khí dung 1- 2 lần vào dưới lưỡi, ngậm miệng
lại, không hít.
Phòng cơn đau thắt ngực: Dùng dạng thuốc giải phóng chậm 2,5 - 6,5mg x 2
lần/ngày. Có thể dán ngực trái 5 - 10 mg hoặc bôi mỡ ở vùng ngực, đùi hoặc lưng.
Điều trị suy tim sung huyết: 2,5 - 6,5 mg x 2 lần/ngày.
3.3.2. Các thuốc chẹn giao cảm β
Dùng trong mọi trường hợp cơn đau thắt ngực trừ khi có chống chỉ định. Metoprolol
và atenolol là hai thuốc được ưu tiên lựa chọn.
Metoprotol 50mg: ngày đầu ¼ viên x 2 lần uống sáng tối, tăng dần liều tùy đáp ứng
của bệnh nhân (tối đa 200mg/ngày).
Atenolol: 50mg, cách dùng như trên.
Các thuốc chẹn giao cảm β khác xem thêm mục 1.3.2
3.3.3. Các thuốc ức chế kênh calci
2+
Trong cơ chế hoạt động điện của tim, Ca có vai trò trong giai đoạn 2 (giai đoạn
cao nguyên) và đặc biệt là trong khử cực của nút dẫn nhịp (pacemaker), nút xoang và nút
2+
nhĩ thất. Calci vào tế bào theo kênh chậm. Trong cơ tim, Ca gắn vào troponin, làm mất
hiệu quả ức chế của troponin trên bộ co thắt, do đó actin và myosin có thể tương tác với
nhau để gây ra co cơ tim. Vì thế, các thuốc chẹn kênh calci làm giảm lực co bóp của cơ tim
(xem thêm mục này trong bài “Thuốc chữa tăng huyết áp”), làm chậm nhịp tim và giảm
dẫn truyền nhĩ thất.
3.3.3.1. Cơ chế tác dụng chống cơn đau thắt ngực
- Các thuốc chẹn kênh calci do làm giảm lực co bóp của cơ tim nên làm giảm nhu
cầu oxy của cơ tim (cơ chế chính).
- Trên thành mạch, các thuốc làm giãn mao động mạch, làm giảm sức cản ngoại
biên, giảm huyết áp và giảm áp lực trong tâm thất, giảm nhu cầu oxy.
164