Page 120 - Dược lý - Dược
P. 120
- Trên thần kinh trung ương: có thể gây các rối loạn thần kinh như nhức đầu, chóng
mặt, bồn chồn, mất tập trung, rối loạn hành vi, đặc biệt trên những bệnh nhân có rối loạn
tâm thần.
- Các rối loạn về tạo máu: giảm bạch cầu, tiểu cầu, suy tủy.
- Các phản ứng dị ứng: mày đay và phản ứng ngoài da, hội chứng Stevens- Johnson,
Lupus ban đỏ hệ thống...
2.5.6.4. Chống chỉ định
- Bệnh gan hoặc thận nặng.
2.5.6.5. Chế phẩm và liều dùng
Viên nang 250mg, siro 250ml/5mL.
- Liều người lớn và trẻ trên 6 tuổi: 500mg/24h, sau đó nếu cần cứ 4 - 7 ngày lại tăng
250mg/ngày, tối đa 1,5g/24h.
- Trẻ em 3 - 6 tuổi: 250mg/24h (hoặc 15mg/kg/24h), sau đó cứ 4 - 7 ngày lại tăng
250mg/ngày, tối đa 1g/24h.
3. THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN
3.1. Khái niệm
Rối loạn tâm thần là các nhóm hội chứng nằm trong bệnh tâm thần, có biểu hiện bởi
một loạt các rối loạn về tâm lý hoặc hành vi, có ảnh hưởng đến cảm giác, tri giác, suy nghĩ,
cảm xúc, trí nhớ và các hoạt động của người bệnh. Bệnh có thể làm mất khả năng tư duy,
cư xử và phát triển bình thường, làm cho người bệnh đau khổ, gây ra những vấn đề trong
cuộc sống hàng ngày và trong các mối quan hệ xã hội. Bao gồm các bệnh và hội chứng như
bệnh tâm thần phân liệt (hội chứng rối loạn tư duy), bệnh trầm cảm (hội chứng rối loạn cảm
xúc), hội chứng rối loạn trí nhớ, bệnh sa sút trí tuệ (hội chứng rối loạn trí tuệ), hội chứng
căng trương lực, hội chứng tâm thần thực thể, các hội chứng hành vi kết hợp với rối loạn
sinh lý và nhân tố cơ thể như rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ…
Bệnh tâm thần phân liệt được coi là một nguyên mẫu điển hình của rối loạn tâm thần
và có nhiều đặc điểm khác ngoài những biểu hiện loạn thần. Các triệu chứng như ảo giác,
hoang tưởng, lời nói vô tổ chức, các hành vi mất kiểm soát hoặc kích động là các triệu
chứng loạn thần được tìm thấy riêng lẻ và đôi khi đi cùng nhau trong tất cả các rối loạn tâm
thần và thường đáp ứng với thuốc điều trị. Ngoài các triệu chứng dương tính, bệnh nhân
113