Page 122 - Dược lý - Dược
P. 122
- Ức chế receptor dopaminergic ở trung hệ viền mà quan trọng nhất là receptor D2.
- Ức chế các receptor khác như serotoninergic, - adrenergic, cholinergic và
histaminic H1.
Thuốc chống loạn thần tạo ra ba thay đổi phụ thuộc vào thời gian dẫn truyền thần
kinh dopamine. Đầu tiên, thuốc gây ra sự tăng tổng hợp, giải phóng, và chuyển hóa
dopamin. Sau đó tiếp tục ức chế thụ thể dopamin dẫn đến bất hoạt tế bào thần kinh hệ
dopaminergic và tạo ra sự ức chế khử cực. Cuối cùng dẫn đến giảm giải phóng dopamin từ
vùng trung hệ viền và chất đen thể vân.
3.2.1.3. Phân loại
Theo cấu trúc hóa học, chia thành các nhóm sau:
- Dẫn xuất phenothiazin: clorpromazin, fluphenazin, promazin...
- Dẫn xuất butyrophenon: haloperidol.
- Dẫn xuất benzamid: sulpirid, remoxiprid.
- Các dẫn xuất khác: dẫn xuất benzisoxazol (risperidon), dẫn xuất thioxanthen
(thiothixen, cloprothixen...), dẫn xuất diphenylbutyl piperazin (pimozid), dibenzodiazepin
(clozapin, olanzapin)...
Theo đặc điểm tác dụng, chia thành 2 loại:
- Thuốc chống loạn thần điển hình: các thuốc ức chế chọn lọc trên thụ thể dopamin
D2 hơn là thụ thể serotonin 5-HT2. Vì vậy thuốc có tác dụng ngăn chặn các triệu chứng
dương tính của bệnh tâm thần phân liệt. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng ức chế các thụ thể
D2 ở hạch nền được cho là nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson và các phản ứng ngoại tháp
đôi khi xảy ra ở bệnh nhân dùng thuốc chống loạn thần. Bao gồm các thuốc: chlorpromazin,
fluphenazin, haloperidol, thioridazin.
- Thuốc chống loạn thần không điển hình: là các thuốc có ái lực lớn hơn với thụ thể
serotonin 5-HT hơn là thụ thể dopamin D2. Một số loại thuốc không điển hình khác có ái
lực cao với các cơ quan thụ cảm D3 hoặc D4. Bao gồm các thuốc: clozapin, olanzapin,
quetiapin, risperidon.
3.2.2. Thuốc chống trầm cảm
3.2.2.1. Khái niệm thuốc chống trầm cảm
115