Page 123 - Dược lý - Dược
P. 123
Trầm cảm là một trạng thái của bệnh tâm thần, biểu hiện bởi sự rối loạn quá trình
hoạt động tâm thần như là: giảm khí sắc, giảm hoạt động và giảm hứng thú. Người bệnh có
các triệu chứng trầm cảm gồm: mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, giảm tập trung chú ý, giảm tự
tin, buồn chán, thất vọng, ý tưởng tội lỗi, bi quan về tương lai, có ý tưởng hay hành vi tự
sát. Ở người bị bệnh trầm cảm, các chất trung gian hóa học trong thần kinh trung ương sau
khi được sản xuất chưa kịp gây tác dụng đã bị tái hấp thu lại (reuptake) quá sớm, do đó gây
gián đoạn dẫn truyền tín hiệu thần kinh và gây ra bệnh trầm cảm. Ví dụ:
- Thiếu hụt noradrenalin tại các synap của hệ thần kinh trung ương.
- Giảm sút serotonin.
- Thiếu hụt dopamin.
- Giảm phenylethylamin, chất tiền thân của catecholamin.
Các thuốc chống trầm cảm có tác dụng ngăn chặn sự tái hấp thu quá sớm các chất
dẫn truyền thần kinh như noradrenalin, serotonin, và dopamin, làm tăng cường truyền tín
hiệu giữa các tế bào thần kinh, mang lại sức khỏe, tâm trạng tốt và cảm giác ngon miệng,
cũng như giúp điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ và nhịp sinh lý của cơ thể. Các thuốc chống
trầm cảm cũng có thể ngăn chặn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh khác, ví dụ
như acetylcholin và histamin.
3.2.2.2. Phân loại thuốc chống trầm cảm
Dựa theo cơ chế tác dụng, thuốc chống trầm cảm được chia thành các nhóm sau:
Bảng 13. Phân loại thuốc chống trầm cảm theo cơ chế tác dụng
Nhóm thuốc Cơ chế tác dụng Các thuốc
Chống trầm cảm 3 vòng Ức chế tái hấp thu Amitriptylin, amoxapin,
(tricyclic antidepressants noradrenalin và serotonin doxepin…
- TCA) Ức chế tái hấp thu chủ Clomipramin, imipramin,
yếu trên serotonin trimipramin
Ức chế tái hấp thu chủ Desipramin, maprotilin,
yếu trên noradrenalin nortriptylin, protriptylin
Ức chế monoamin IMAO không chọn lọc Phenelzin, isocarboxazid,
oxydase (IMAO) tranylcypromin
IMAO chọn lọc Moclobemid, toloxaton
116