Page 118 - Dược lý - Dược
P. 118
- Rối loạn thần kinh: mất điều hòa, mệt mỏi, ngủ gà, chóng mặt, kích thích, co giật,
hôn mê và suy hô hấp.
- Rối loạn về huyết học: thiếu máu bất sản, mất bạch cầu hạt...
- Phản ứng dị ứng: viêm da, bệnh hạch bạch huyết, tăng bạch cầu ưa eosin, lách to...
- Ngoài ra, có thể gây nôn, buồn nôn, rối loạn tim mạch.
2.5.4.4. Chống chỉ định
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
- Người có tiền sử loạn tạo máu và suy tuỷ.
- Block nhĩ thất.
- Người mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu.
2.5.4.5. Chế phẩm và liều dùng
Viên nén 200mg. Viên nhai 100, 200mg. Viên giải phóng chậm 100, 200, 400mg.
Hỗn dịch uống 100mg/5mL. Đạn trực tràng 125, 250mg.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Khởi đầu 100 - 200mg/lần, 1 - 2 lần/24h, cứ 1
tuần tăng thêm 200mg cho đến khi đạt đáp ứng tối đa. Liều tối đa 1200mg/24h (trẻ từ 12 -
15 tuổi), 1500mg/24h (người trên 15 tuổi).
- Trẻ em 6 - 12 tuổi: Bắt đầu 200mg/24h chia 2 - 4 lần, sau 1 tuần lại tăng thêm
100mg. Liều tối đa 1000mg/24h.
- Trẻ em dưới 6 tuổi: 10- 20mg/kg/24h, chia 2 - 3 lần, tăng liều dần sau mỗi tuầncho
đến khi đạt đáp ứng tối đa.
2.5.5. Acid valproic
2.5.5.1. Tác dụng và cơ chế
Acid valproic có tác dụng đối với mọi loại động kinh: động kinh cục bộ, động kinh
toàn bộ thể co cứng- giật rung và tác dụng tốt đối với động kinh cơn vắng.
Thuốc dung nạp tốt, ít tác dụng không mong muốn và ít gây buồn ngủ nên dùng tốt
cho trẻ nhỏ.
Cơ chế tác dụng: acid valproic chống động kinh theo nhiều cơ chế:
- Kéo dài thời gian phục hồi của kênh Na , do đó làm ổn định màng tế bào.
- Làm tăng hoạt tính của các enzym tổng hợp GABA và ức chế các enzym làm mất
hoạt tính GABA như GABA- transaminase.
111