Page 116 - Dược lý - Dược
P. 116
Thuốc có tác dụng chống co giật và gây ngủ nên được dùng chống động kinh cục bộ
và động kinh cơn lớn, không có tác dụng đối với động kinh cơn nhỏ.
Trên thần kinh trung ương: không có tác dụng ức chế toàn bộ hệ thần kinh trung
ương. Liều độc gây kích thích.
Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng chống loạn nhịp tim (xem bài thuốc điều trị loạn
nhịp tim).
Cơ chế tác dụng: liều điều trị, phenytoin làm ổn định màng tế bào do làm chậm sự
phục hồi của kênh Na từ trạng thái không hoạt động trở về trạng thái hoạt động. Ngoài ra,
phenytoin còn giúp rút ngắn cơn phóng điện, làm hạn chế sự lan truyền phóng điện trong ổ
động kinh. Liều cao (gấp 5- 10 lần liều điều trị), phenytoin còn tác dụng theo nhiều cơ chế
khác như làm giảm tính tự động, tăng hoạt tính của GABA.
2.5.3.2. Chỉ định
- Động kinh: động kinh cục bộ và động kinh cơn lớn, động kinh tâm thần - vận động.
- Các chỉ định khác:
+ Loạn nhịp tim: loạn nhịp tâm thất hoặc loạn nhịp tim do nhiễm độc digitalis.
+ Đau dây thần kinh sinh ba (tuy nhiên carbamazepin hay được sử dụng hơn).
2.5.3.3. Tác dụng không mong muốn
- Rối loạn thần kinh: gây rung giật nhãn cầu, mất điều hòa, buồn ngủ, chóng mặt, lú
lẫn và ảo giác...
- Tăng sản lợi: thường gặp ở lứa tuổi đang phát triển.
- Rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn, đau thượng vị, chán ăn.
- Rối loạn về máu: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu và bất sản dòng hồng cầu. Khắc
phục bằng cách dùng kèm acid folic.
- Tác dụng không mong muốn khác: ban dạng sởi, hội chứng Stevens-Johnson, lupus
ban đỏ hệ thống và hoại tử tế bào gan.
2.5.3.4. Chống chỉ định
- Suy tim, suy gan, suy thận nặng.
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
2.5.3.5. Tương tác thuốc
109