Page 113 - Dược lý - Dược
P. 113
Tác dụng trung bình 4 - 8 giờ Amobarbital, pentobarbital,
heptabarbital, cyclobarbital...
Tác dụng ngắn 1- 3 giờ Hexobarbital, secobarbital
Tác dụng rất ngắn 30 - 60 phút Thiopental, thiobarbital, thialbarbital...
2.4.2.2. Tác dụng
- Trên thần kinh trung ương:
+ An thần (liều thấp): thuốc làm giảm lo lắng, bồn chồn, tạo cảm giác thoải mái, dễ
chịu, dễ dàng đi vào giấc ngủ.
+ Gây ngủ (liều trung bình): barbiturat tạo ra được giấc ngủ tương tự giấc ngủ sinh
lý, nhưng có nhiều giấc mơ.
+ Chống động kinh (liều trung bình hoặc liều cao): thuốc có tác dụng chống động
kinh cơn lớn và động kinh cục bộ (cục bộ vận động hoặc cảm giác).
Phenobarbital và các barbiturat tạo thuận lợi cho GABA gắn vào receptor của
nó.Ngoài ra, phenobarbital còn tăng cường chất dẫn truyền ức chế glycin và/hoặc ức chế
chất dẫn truyền kích thích là acid glutamic. Ở nồng độ cao ức chế cả kênh Na .
- Tác dụng trên các cơ quan:
+ Ở liều điều trị, thuốc làm giảm nhẹ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Ở liều
cao, gây ức chế tim, hạ huyết áp, ức chế hô hấp, dễ gây rối loạn hô hấp. Ngoài ra, còn làm
giảm hoạt động cơ trơn, giảm chuyển hóa, giảm thân nhiệt, giảm sức lọc cầu thận, giảm bài
niệu, trường hợp nặng gây vô niệu.
+ Phenobarbital làm tăng cường tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh trung ương
khác như: clorpromazin, thuốc gây mê, rượu và đối kháng với tác dụng kích thích thần kinh
trung ương của strychnin, niketamid, pentetrazol...
2.4.2.3. Chỉ định
- Co giật, động kinh cơn lớn, phòng co giật do sốt cao ở trẻ nhỏ.
- Tiền mê.
- Các trạng thái thần kinh bị kích thích lo âu, căng thẳng.
- Các trạng thái mất ngủ nặng (ít dùng).
106