Page 99 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 99

Ví dụ điển hình cho phối hợp kháng sinh này là các trường hợp điều trị kéo dài như

               lao, viêm màng trong tim, viêm xương...

               3.2. Những phối hợp kháng sinh cần tránh
                     Phối hợp làm tăng độc tính:

                     - Phối hợp 2 aminosid làm tăng độc tính đối với tai và thận.

                     -  Phối  hợp  1  kháng  sinh  nhóm  aminosid  với  amphotericin  B,  cephalothin,

               vancomycin… làm tăng độc tính trên thận.

                     - Tương tác bất lợi do không nắm vững cơ chế tác dụng dẫn đến tác dụng đối kháng:
               phối hợp erythromycin với lincomycin hoặc cloramphenicol; penicillin với tetracyclin đều

               dẫn tới giảm tác dụng kháng khuẩn.

                     - Không làm tăng hiệu quả tác dụng khi phối hợp 2 kháng sinh không có cùng đặc

               tính dược động học.

                     - Dễ gặp tương kỵ khi trộn chung 2 kháng sinh cùng một bơm tiêm (Na penicillin G
               + streptomycin sulfat).

                     - Tỉ lệ phối hợp thường tùy tiện trong khi thực chất không phải tỉ lệ nào cũng cho tác

               dụng hiệp đồng tốt. Ví dụ: trimetoprim – sulfamethoxazol có tác dụng hiệp đồng diệt khuẩn

               tốt nhất ở tỷ lệ 1/5.

               4. LIỀU LƯỢNG VÀ THỜI GIAN CỦA ĐỢT ĐIỀU TRỊ HỢP LÝ
               4.1. Liều lượng kháng sinh

                     Liều lượng kháng sinh phụ thuộc vào các yếu tố như: tuổi, cân nặng, chức năng gan,

               thận và mức độ nặng của bệnh. Dùng liều “chuẩn” cho bệnh nặng có thể thất bại thậm chí

               tử vong. Do đó, cần kê đơn một liều thích hợp với tình trạng bệnh. Liều không thỏa đáng

               còn làm tăng tính kháng thuốc của vi khuẩn.
               4.2. Thời gian đợt điều trị

                     Thời gian đợt điều trị tùy thuộc loại nhiễm khuẩn và đáp ứng với điều trị, nhưng nếu

               lựa chọn được kháng sinh thích hợp thì tình trạng bệnh lý sẽ được cải thiện sau 48 - 72 giờ.

                     Thời gian điều trị của kháng sinh dài hay ngắn phụ thuộc vào các yếu tố như độ nhạy

               cảm của vi khuẩn gây bệnh, vị trí nhiễm khuẩn, sức đề kháng của người bệnh. Ví dụ: viêm
               màng trong tim do nhiễm khuẩn phải dùng kháng sinh kéo dài trên 40 ngày cho đến khi

               siêu âm hết các nốt loét sùi. Viêm màng não mủ phải dùng kháng sinh đến khi mẫu chọc

               dò dịch não tủy trở về bình thường mới được ngừng kháng sinh.
   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104