Page 100 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 100

Quá trình điều trị không nên quá dài vì có thể làm vi khuẩn tăng kháng thuốc, tăng

               tác dụng không mong muốn và tăng chi phí. Trái lại, một liều duy nhất kháng sinh vẫn có

               thể điều trị hiệu quả nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng.
                     Nguyên tắc chung về thời gian điều trị với kháng sinh: Sử dụng kháng sinh đến khi

               hết vi khuẩn trong cơ thể + 2 - 3 ngày ở người bình thường và 5 - 7 ngày ở người bệnh suy

               giảm miễn dịch.

                     Trung bình với nhiễm khuẩn nhẹ đợt điều trị kéo dài khoảng 7 - 10 ngày, nhiễm khuẩn

               nặng, ở các tổ chức kháng sinh khó thâm nhập (màng tim, màng não, xương...) đợt điều trị
               kéo dài hơn, đặc biệt với bệnh lao, phác đồ ngắn ngày cũng phải kéo dài tới 6 - 8 tháng.

                     Việc tuân thủ điều trị của người bệnh là hết sức quan trọng để làm giảm nguy cơ

               kháng kháng sinh, tuy nhiên nếu số lần dùng thuốc trong ngày quá nhiều và đợt điều trị

               kéo dài cũng gây khó khăn cho người bệnh. Hiện nay có nhiều kháng sinh hoặc các dạng

               chế phẩm được bào chế đặc biệt giúp kéo dài thời gian bán thải, cho phép giảm đáng kể số
               lần dùng thuốc trong đợt điều trị. Ví dụ:

                     Dùng kháng sinh nhóm macrolid azithromycin chỉ cần một đợt 3 - 5 ngày, thậm chí

               một liều duy nhất thay vì dùng erythromycin 5 - 7 ngày/đợt.

                     Nhiễm khuẩn hô hấp do Rickettsia, Mycoplasma… nếu dùng tetracyclin sẽ mất ít nhất

               7 - 10 ngày, trong khi đó dùng doxycyclin chỉ mất 3 ngày.
                     Dùng ceftriaxon điều trị thương hàn, liều 1-2g/lần/ngày x 5 ngày sẽ thuận lợi hơn

               nhiều khi dùng cloramphenicol 30-50mg/kg/ngày x 14 ngày.

               4.3. Một số hướng dẫn về thời gian điều trị đặc biệt

                     Điều trị “chớp nhoáng”: là kiểu điều trị một số dạng nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục

               chưa biến chứng (viêm bàng quang, niệu đạo, lậu…), sử dụng các kháng sinh thải mạnh
               qua nước tiểu ở dạng còn hoạt tính: pefloxacin, spectinomycin một liều duy nhất đủ để làm

               sạch ổ nhiễm khuẩn. Ví dụ: điều trị lậu 1 liều duy nhất 2g spectinomycin.

                     Điều trị “1 liều duy nhất”: dùng các kháng sinh có thời gian bán thải dài, tập trung

               với nồng độ cao tại nơi nhiễm khuẩn. Dùng thuốc 1 liều duy nhất nhưng nồng độ thuốc giữ

               được  rất  lâu  trong  cơ  thể.  Ví  dụ:  ngăn  ngừa  viêm  màng  trong  tim  do  liên  cầu,  dùng
               benzathin penicilin G 1 mũi tiêm duy nhất 1,2 triệu UI trong đợt thấp khớp cấp.
   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105