Page 98 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 98

moxifloxacin),  macrolid  (erythromycin,  clarithromycin),  penicillin  (ngoại  trừ  nafcillin,

               dicloxacillin)…

                     - Các kháng sinh không cần hiệu chỉnh liều: azithromycin, ceftriaxon, cefoperazon,
               chloramphenicol, clindamycin, doxycyclin, minocyclin, moxifloxacin…

               3. PHỐI HỢP KHÁNG SINH HỢP LÍ

                     Việc sử dụng kháng sinh đơn độc được khuyến khích trong đa số trường hợp. Phối

               hợp kháng sinh chỉ cần trong một số tình trạng bệnh lý như: gặp vi khuẩn kháng kháng

               sinh, tổ chức nhiễm khuẩn khó thấm thuốc, điều trị kéo dài (lao), nhiễm đồng thời nhiều

               loại vi khuẩn (kỵ khí - hiếu khí - nội bào). Tuy nhiên, việc dùng đồng thời nhiều kháng

               sinh phải được tính toán nhằm tạo được tác dụng hiệp đồng có lợi, tránh những phối hợp
               làm giảm hiệu quả điều trị hoặc tăng tác dụng bất lợi và độc tính trên người bệnh.

               3.1. Những phối hợp kháng sinh được khuyến khích

               3.1.1. Hiệp đồng tác dụng lên các chủng đề kháng mạnh

                     Các trường hợp sau nên phối hợp kháng sinh:

                     - Shock nhiễm khuẩn hoặc nhiễm khuẩn nặng chờ kết quả xét nghiệm: beta-lactam +
               aminosid.

                     - Người bệnh nhiễm khuẩn bị giảm bạch cầu, suy giảm miễn dịch: tobramycin +

               ticarcilin.

                     - Phối hợp amikacin + ciprofloxacin hoặc gentamicin + piperacillin trong điều trị P.

               aeruginosa đã kháng với gentamicin.
                     - Phối hợp 2 kháng sinh cùng ức chế sinh tổng hợp vách vi khuẩn, nếu mỗi kháng

               sinh tác động vào một enzym trong quá trình tổng hợp vách thì sẽ có tác dụng hiệp đồng;

               ví dụ phối hợp ampicilin với mecilinam hay ampicilin với ticarcilin.

                     - Các cặp phối hợp kinh điển: sulfamethoxazol - trimethoprim,  amoxicilin - acid

               clavulanic hoặc ampicilin - sulbactam hay ticarcilin - acid clavulanic…
               3.1.2. Nới rộng phổ tác dụng

                     - Phối hợp clindamycin hoặc metronidazol với các kháng sinh khác để nới rộng phổ

               lên các chủng vi khuẩn kỵ khí.
                     - Nhiễm khuẩn do cả vi khuẩn hiếu khí và kị khí: phối hợp kháng sinh nhóm beta-

               lactam với metronidazol như trường hợp viêm phúc mạc, áp xe não, áp xe phổi, một số

               nhiễm khuẩn phụ khoa...

               3.1.3. Giảm khả năng kháng thuốc hoặc tránh tạo ra những chủng vi khuẩn đề kháng
   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103