Page 95 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 95

Việc sử dụng kháng sinh với người cao tuổi cần chú ý một số điểm sau:

                     - Nên hạn chế tối đa việc dùng thuốc nói chung và kháng sinh nói riêng cho người

               cao tuổi, tránh lạm dụng thuốc.
                     - Lứa tuổi này có sự suy giảm chức năng gan - thận nên cần lựa chọn loại ít độc với

               gan - thận hoặc cần hiệu chỉnh liều của kháng sinh ảnh hưởng tới chức năng gan - thận.

                     - Do tỷ lệ dị ứng cao (người > 65 tuổi có tỷ lệ dị ứng với kháng sinh nhóm beta-lactam

               là 20%), do đó thận trọng khi dùng kháng sinh, đặc biệt là đường tiêm.

                     - Phải theo dõi, kiểm tra, đánh giá thường xuyên về hiệu quả cũng như tác dụng không
               mong muốn của thuốc, nhất là tác dụng không mong muốn trên gan - thận. Với các loại

               thuốc phải dùng kéo dài, nếu có thể được nên có thời gian nghỉ thuốc xen kẽ để tránh hiện

               tượng tích luỹ thuốc.

                     - Do bị nhiều bệnh nên cùng một lúc phải dùng nhiều thuốc nên khả năng tương tác

               thuốc cao hơn, tránh tương tác gây tăng độc tính hoặc tác dụng không mong muốn. Ví dụ:
                     + Furosemid + kháng sinh aminosid gây tăng suy thận và điếc.

                     + Kháng sinh nhóm macrolid làm tăng nồng độ nifedipin trong máu gây quá liều

               nifedipin.

                     + Một số thuốc kháng sinh như cCTTAenicilin, colistin có khả năng làm giảm kali

               máu nên cần thận trọng khi dùng kết hợp với các thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, thuốc
               glycosid trợ tim...



                   ▪  Kháng sinh với phụ nữ mang thai

                     Hầu hết các thuốc kháng sinh đều vượt qua được hàng rào nhau thai và có thể gây tác

               hại cho thai nhi. Mức độ tác hại trên thai nhi tùy thuộc vào loại kháng sinh sử dụng, liều

               lượng, thời gian sử dụng và thuốc đã được sử dụng trong giai đoạn nào của thai kỳ.
                     Nguyên tắc chung là nên hạn chế tối đa dùng thuốc cho phụ nữ có thai, kể cả thuốc

               kháng sinh. Không có chống chỉ định tuyệt đối các thuốc với phụ nữ có thai, tuy nhiên

               trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng thì luôn cân nhắc ưu tiên cho

               người mẹ. Ví dụ: phụ nữ có thai nhiễm lao thì vẫn có thể sử dụng rifampicin nhưng phải

               giám sát chặt chẽ chức năng gan.
                     Đối với phụ nữ có thai, thuốc kháng sinh có thể xếp thành 3 nhóm:

                     -  Nhóm  có  thể  dùng  (chỉ  định):  các  penicilin  (amoxicilin,  ampicilin),  các

               cephalosporin  (cefaclor  và  cephalexin),  erythromycin,  azithromycin,  clindamycin,

               aztreonam...
   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100