Page 97 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 97
- Tăng sinh khả dụng của một số kháng sinh bị chuyển hoá qua gan mạnh > 70%:
ketoconazol, pefloxacin … (bảng 22).
- Kéo dài thời gian bán thải của thuốc: chức năng gan suy giảm làm cho hệ enzym
chuyển hóa thuốc ở gan giảm, làm tăng thời gian tồn tại của dạng thuốc còn hoạt tính trong
máu của thuốc so với bình thường. Do vậy sẽ làm kéo dài thời gian tác dụng của kháng
sinh và đồng thời tăng độc tính. Trường hợp này nên dùng các kháng sinh ít bị chuyển hoá
qua gan như: aminosid, tetracyclin, penicilin, ...
Bảng 27. Mức độ chuyển hóa ở gan của một số kháng sinh
Bị chuyển hóa ở gan nhiều (> 70%) Bị chuyển hóa ở gan ít
Acid fusidic, amphotericin, griseofulvin, Các aminosid, các tetracyclin, các
ketoconazol, cloramphenicol, clindamycin, penicilin, thiamphenicol,
acid nalidixic, perfloxacin, rifampicin, vancomycin, ofloxacin,
clortetracyclin, metronidazol… norfloxacin…
▪ Kháng sinh với người suy giảm chức năng thận
Kháng sinh có độc tính cao với thận là những kháng sinh chưa bị chuyển hóa khi qua
gan hoặc chỉ bị chuyển hóa với tỉ lệ nhỏ. Với những người bệnh suy thận, nên chọn các
kháng sinh chuyển hóa chủ yếu qua gan.
Nếu bắt buộc phải sử dụng kháng sinh độc với thận thì phải tiến hành đánh giá chức
năng thận theo độ thanh thải creatinin và hiệu chỉnh lại liều kháng sinh theo 1 trong 3 cách
sau:
+ Giảm liều và giữ nguyên khoảng cách đưa thuốc
+ Giữ nguyên liều và nới rộng khoảng cách đưa thuốc
+ Vừa giảm liều vừa nới rộng khoảng cách đưa thuốc.
Dùng kháng sinh phải giám sát nồng độ kháng sinh trong huyết thanh, căn chỉnh lại
liều dùng dựa vào trị số Clearance creatinin (ClCR). Bên cạnh đó cần theo dõi lượng ion Na
+
có trong các chế phẩm. Ví dụ: trong 1 triệu IU benzyl penicillin Na có 48mg Na , cần phải
+
tính đến lượng Na này để giảm lượng muối đưa vào hàng ngày qua bữa ăn.
- Các kháng sinh chống chỉ định tuyệt đối trong suy thận: tetracyclin, acid nalidixic,
các sulfamid chậm…
- Các kháng sinh phải hiệu chỉnh liều khi suy thận: aminosid, cCTTAapenem,
cephalosporin (ngoại trừ cefoperazon và ceftriaxon), fluoroquinolon (ngoại trừ