Page 93 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 93
thì tốt nhất nên thay bằng một kháng sinh khác nhóm, còn nếu vẫn phải dùng thì phải có
biện pháp giám sát chặt chẽ để xử lý tai biến kịp thời nếu xảy ra.
Bảng 24. Những biểu hiện dị ứng của một số nhóm kháng sinh
TT Biểu hiện 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
1 Sốc quá mẫn +++ + + + + + +
2 Ban đỏ, phù +++ + + + + + + + +
Quinck
3 Mẫn cảm với ánh +++ + +++ +
sáng
4 Dị ứng, miễn dịch +++ +++ +++ +++ + +
tế bào
5 Sốt +++ +++ + + + + +
6 Bệnh thận + + +
Ký hiệu: 1. Penicilin, 2. Cephalosporin, 3. Aminosid, 4. Cyclin, 5. Macrolid,
6. Phenicol, 7. Rifampicin, 8. Lincosamid, 9. Vancomycin, 10. Quinolon, 11. Sulfamid.
2.3.2. Đối tượng có khác biệt về sinh lý hoặc bệnh lý với người trưởng thành khoẻ
mạnh
Đối tượng người bệnh này bao gồm trẻ em (đặc biệt là trẻ sơ sinh) và người cao tuổi,
người bệnh suy giảm chức năng gan và/hoặc thận.
▪ Kháng sinh với trẻ em
Kháng sinh phải chống chỉ định với trẻ em không nhiều nhưng phải hiệu chỉnh liều
theo lứa tuổi. Nhóm kháng sinh cần lưu ý cho trẻ đẻ non và trẻ sơ sinh là các aminosid
(gentamicin, amikacin...), glycopeptid (vancomycin), polypeptid (colistin) vì đây là những
kháng sinh có khả năng phân bố nhiều trong pha nước nên khuếch tán rất rộng ở các lứa
tuổi này.
Bảng 25. Sử dụng kháng sinh cho trẻ em ở các lứa tuổi
TT Kháng sinh Trẻ đẻ Sơ sinh 1 - 3 tuổi Trên 3 tuổi
non
1 Aminosid + + + +
2 Beta-lactam + + + +
3 Oxacilin và dẫn chất 0 0 + +