Page 92 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 92

Ampicilin, tetracyclin, rifampicin, cefoperazol,
                  1    Mật
                                               ceftriaxon, erythromycin, ...

                                               Erythromycin, cloramphenicol, co-trimoxazol,
                  2    Tuyến tiền liệt
                                               fluoroquinolon, cephaloporin thế hệ 3 ...

                                               Lincomycin, clindamycin, rifampicin, fluoroquinolon,
                  3    Xương, khớp
                                               cephaloporin thế hệ 1, 2, 3 ...

                                               Thiamphenicol, spectinomycin, tobramycin,
                  4    Tiết niệu
                                               ciprofloxacin...

                                               Penicillin G, cloramphenicol, co-trimoxazol, rifampicin,
                  5    Dịch não tuỷ
                                               cephaloporin thế hệ 3 ...
                     Tuy  nhiên  không  phải  trường  hợp  nào  cũng  đáp  ứng  tốt  2  yêu  cầu  trên.

               Ví dụ: viêm màng não do Pseudomonas aeruginosa, các kháng sinh tác dụng tốt lên vi

               khuẩn này là gentamicin, amikacin, colistin... lại không có khả năng thấm qua hàng rào

               máu não do vậy phải phối hợp kháng sinh thấm tốt qua hàng rào máu não hoặc tiêm các

               kháng sinh trên trực tiếp vào ống sống.
                     Các trường hợp nhiễm khuẩn tiêu hoá nặng có thể sử dụng kháng sinh đường uống

               loại ít hấp thu qua ruột, đặc biệt với người già yếu, trẻ nhỏ có nguy cơ mất nước cao hoặc

               người suy giảm miễn dịch. Nhược điểm của kháng sinh loại này là dễ gây loạn khuẩn ruột,

               gây viêm ruột kết mạc giả (kháng sinh nhóm lincosamid) và không nên dùng kéo dài.

                     Trong trường hợp nhiễm khuẩn da, mô mềm, trước hết nên làm sạch vết thương (loại
               bỏ tổ chức hoại tử, mổ dẫn lưu mủ…), sau đó dùng thuốc sát khuẩn và bôi kháng sinh tại

               chỗ…

               2.3. Lựa chọn kháng sinh phù hợp với cơ địa, sinh lý và bệnh lý mắc kèm ở người

               bệnh

               2.3.1. Cơ địa người bệnh
                     Kháng sinh là một trong những nhóm thuốc có nguy cơ gây dị ứng rất cao, do đó

               trước khi kê đơn cần phải khai thác tiền sử dị ứng, tiền sử dùng thuốc ở người bệnh trước

               khi kê đơn và phải luôn sẵn sàng các phương tiện chống sốc khi sử dụng kháng sinh.

                     Theo thống kê, tỉ lệ dị ứng khi dùng các kháng sinh có nguồn gốc tổng hợp và bán

               tổng hợp thấp hơn các sản phẩm chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi sinh vật, lý do là đa
               phần dị ứng liên quan đến độ tinh khiết của kháng sinh. Các nhóm kháng sinh có cấu trúc

               hóa học tương tự nhau thì có khả năng cao gặp dị ứng chéo. Ví dụ tỷ lệ dị ứng chéo giữa

               penicilin và cephalosporin từ 5 - 15%; do đó nếu đã gặp dị ứng với một kháng sinh nào đó
   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97